Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu

Trần Cường
Trần Cường
11/09/2024 14:36 GMT+7

Nước dâng cao, người dân sống ven sông Hồng ở H.Đan Phượng (TP.Hà Nội) lội nước sơ tán lợn, gà và thu hoạch ngô non để vớt vát tài sản.

Đan Phượng là huyện ngoại thành phía Tây của thủ đô Hà Nội, nằm ven bờ sông Hồng. Nhiều năm nay, nước sông Hồng chảy êm ả tạo điều kiện cho nhân dân nơi đây phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 1.

Theo người dân nơi đây, hơn chục năm nay nước sông Hồng mới lại dâng cao như thế này

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão, nước sông Hồng dâng ngày một cao, hiện nhiều khu vực nước đã ngập sát chân đê đe dọa đến hàng ngàn hộ dân sống ven sông Hồng. Chính quyền nơi đây đã lập lều chỉ huy để chỉ đạo các công tác ứng phó với mưa lũ.

Dân ngoại thành Hà Nội đội mưa ra đồng, vớt vát tài sản trước khi chạy lũ

Tại xã Hồng Hà, Liên Hồng (H.Đan Phượng), khu dân cư ven sông Hồng nằm rất xa bờ sông và khá cao, tuy nhiên lũ dâng cao khiến một số khu vực nước đã ngập đến đường cái. Nhiều hộ dân nơi đây đang lo lắng và cùng niềm mong mỏi "mưa ngừng hạt".

Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 2.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 3.

Trường mầm non và nhiều công trình ở xã Trung Châu B (H.Đan Phượng) ngập sâu trong nước

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Thọ An (H.Đan Phượng, TP.Hà Nội) cho biết, ảnh hưởng của bão số 3, nước sông Hồng dâng nhanh từ ngày 10.9 và đến nay thôn 12 (thôn Am Nhập) của địa phương này ngập nặng. Thôn Am Nhập có 250 hộ và 1.125 nhân khẩu, để đảm bảo an toàn cho tài sản và người dân, chính quyền xã đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con di dời tài sản và người già, trẻ nhỏ đến vị trí an toàn.

Chị Trần Thị Hoa (36 tuổi, trú thôn Am Nhập) cho biết, từ trưa 10.9 nước bắt đầu dâng cao, lúc đó người dân vẫn nghĩ nước không ngập được đến thôn vì hơn chục năm nay thôn vẫn an toàn. Tuy nhiên, đến chiều 10.9 nước dâng cao, người dân rủ nhau sơ tán tài sản, và đến sáng 11.9, một số hộ đã di dân theo chỉ đạo của chính quyền.

Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 4.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 5.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 6.

Nước sông Hồng dâng cao gây ngập thôn Am Nhập

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Cùng chồng lội dưới ruộng ngô nước ngập đến bụng, chị Hoa kể sau khi đã kê kích tài sản, chị và chồng liền ra đây để thu hoạch những bắp ngô non còn chưa cứng hết hạt với hi vọng vớt vát thêm, sẽ dùng trong những lúc khó khăn và chia cho bà con.

"Nước ngập sâu quá, nhà tôi trồng cả lúa và củ dong, củ đao, nhưng những hoa màu này đều đã chìm trong nước, có lẽ sẽ hỏng toàn bộ", chị Hoa cho hay.

Ngoài hoa màu, người dân nơi đây cũng đang huy động xe kéo tự chế, ô tô tải loại nhỏ để sơ tán lợn, gà và các vật nuôi đến nơi cao gửi nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 7.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 8.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 9.

Sơ tán trẻ em ra khỏi vùng ngập

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Nhận nhiệm vụ giúp nhân dân sơ tán vật nuôi, bà Lê Thị Hà, cán bộ Thú y xã Thọ An, cho biết địa phương đã vận động xe tải, xe kéo trong khu vực để giúp dân sơ tán gia súc, gia cầm. Công tác này đã được triển khai từ chiều 10.9 và phần lớn tài sản này của bà con đã được đưa đến nơi an toàn. Theo bà Hà, một số hộ ở cao đã ký cam kết tự đảm bảo an toàn vật nuôi của mình, tuy nhiên có vấn đề thì người dân vẫn có thể gọi trực tiếp cho bên thú y để được hỗ trợ.

Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 10.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 11.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 12.

Người dân thu hoạch ngô chưa đến vụ

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 13.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 14.
Chạy đua với lũ vớt vát tài sản, hoa màu- Ảnh 15.

Sơ tán gia súc đến nơi an toàn

ẢNH: TRẦN CƯỜNG

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.