Sạch được chừng nào... hay chừng ấy!
Trào lưu “Challenge For Change”, tạm dịch “Thử thách thay đổi” đang lan rộng khắp các quốc gia, các châu lục. Ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ cũng bắt đầu hưởng ứng thử thách này. Tại TP.Đà Nẵng, những ngày qua, nhiều người ấn tượng với nỗ lực dọn rác của 2 thanh niên trên bán đảo Sơn Trà.
|
|
Giữa cái nắng chói chang của thành phố biển xinh đẹp, tiếp chuyện chúng tôi tại bán đảo Sơn Trà, Huỳnh Bá Lực (27 tuổi, trú H.Hoà Vang, TP.Đà Nẵng) cho biết, với công việc chụp ảnh tự do tại khu vực TP.Đà Nẵng và Phố cổ Hội An, thường ngày Lực chứng kiến một số người dân, du khách xả rác một cách vô tội vạ khiến những nơi có cảnh quan đẹp tự nhiên như Sơn Trà dần dần bị... rác tấn công. Vì không đủ sức dọn rác, nên Lực quyết định rủ thêm người anh họ là Lê Văn Thi (19 tuổi, trú H.Hoà Vang, TP.Đà Nẵng) lặng lẽ lên bán đảo Sơn Trà dọn rác.
“Có những lúc chọn view đẹp để chụp ảnh cho khách, rứa rồi khi về sửa ảnh cũng thấy rác xuất hiện trong ảnh. Vì thời gian không cho phép, người đi học còn người đi làm nên 2 anh em quyết định nỗ lực dọn rác để mong rằng sạch được chừng nào hay chừng ấy…”, Bá Lực kể.
Anh thợ chụp ảnh tự do cùng người anh họ nỗ lực dọn rác ở Sơn Trà gây ấn tượng với cộng đồng mạng
|
|
Được biết, trước khi có trào lưu “Challenge For Change” lan tỏa mạnh trên mạng xã hội, Bá Lực đã cùng nhiều bạn trẻ tại Đà Nẵng dọn rác tại ven bờ âu thuyền Thọ Quang (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Ngoài ra, họ còn gây được ấn tượng trong mắt nhiều người bởi chọn cách... chèo SUP dọc bờ sông Hàn để dọn rác.
|
tin liên quan
Nóng mạng xã hội: 'Thử thách dọn rác', bạn sẵn sàng dọn sạch rác ở Việt Nam?Vào thời cao điểm của mùa du lịch, từ sau Tết Nguyên đán… các bãi biển, những điểm vui chơi ngắm cảnh tại TP.Đà Nẵng thường đầy rác thải. Bởi nhiều du khách thiếu ý thức, sau khi tụ tập ăn uống trên bãi cỏ, bãi biển, công viên đã để lại... đủ thứ loại rác.
"Khi dọn rác ở nhiều nơi, mình để ý thì thấy chén bát nhựa, vỏ lon bia, túi ni-lông, hộp xốp hay thậm chí là dao sắc nhọn… đó là những gì các bạn trẻ lên đây ăn uống, vui chơi rồi vô tình hay cố ý “để lại”. Thiết nghĩ, nếu chúng ta ai cũng vô tư để lại những thứ ta đã mang đến, thì sau một thời gian nữa rác sẽ rải khắp nơi, thử hỏi còn chỗ nào để vui chơi”, Lực trăn trở.
|
tin liên quan
Những người mẹ cả đời gồng mình giữa núi rác nuôi con học Y dược, Kiến trúcThế nhưng, điều khiến Lực và cộng đồng mạng phải đặt dấu hỏi đó là sau khi Lực và Phát tập kết rác lên dọc lề đường Hoàng Sa (đường dẫn trên bán đảo Sơn Trà), nhưng sau vài ngày vẫn còn... nằm yên tại chỗ.
“Ở dưới vực sâu, không có thùng rác, đó cũng là điều bất tiện cho việc dọn rác của những du khách sau khi ăn uống. Mình đã nỗ lực đưa rác lên lề đường và không còn đủ sức để chuyển rác đến nơi được bố trí thùng rác, vì nó quá xa. Nhân đây, thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên bố trí thùng rác nhiều hơn để tiện cho việc dọn rác của người dân”, Lực nói.
|
Được biết, câu chuyện lang thang dọn sạch rác của 2 chàng trai đã gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng. Lực cho biết, anh nhận được nhiều tin nhắn từ các bạn trẻ khắp nơi động viên anh tiếp tục hành động đẹp này. Sắp tới, Lực và các bạn trẻ yêu môi trường sẽ lên kế hoạch dọn rác tại âu thuyền Thọ Quang.
“Âu thuyền Thọ Quang được mệnh danh là nơi nhiều rác và hôi thối nhất nhì Đà Nẵng, sau khi đưa ra kế hoạch dọn dẹp thì đã có rất nhiều bạn nhắn tin cùng tham gia. Hy vọng ngày càng nhiều bạn sẽ đồng hành cùng tụi mình trong việc dọn sạch rác ở Đà Nẵng”, Lực chia sẻ.
|
|
|
"Người điên" cũng biết... dọn rác
Cũng trong những ngày giữa tháng 3, hàng chục bệnh nhân tâm thần đã nỗ lực dọn rác tại bãi biển Xuân Thiều (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng), khiến nhiều người giật mình khi đi dạo biển ngang qua đây.
tin liên quan
Bác sĩ tâm thần kể chuyện tình người ở 'cõi điên': Nỗi đau không của riêng ai!Dạo biển vào cuối buổi chiều, vợ chồng anh Đặng Xuân Nghĩa (trú Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), cùng tham gia dọn rác với những bệnh nhân tâm thần. Vừa cặm cụi lượm rác, chị Hằng (vợ anh Nghĩa) ngước mặt lên nói với chồng: “Nghĩ cũng trớ treo, người bình thường được tự do ở ngoài tổ chức ăn chơi rồi xả rác khắp nơi. Để rồi bệnh nhân tâm thần phải đi dọn những thứ họ ăn uống bỏ lại”. Anh Nghĩa cười, rồi trả lời vợ: “Cuộc sống nếu ai cũng ý thức bảo vệ môi trường thì tốt rồi”.
Bác sĩ Lâm Tứ Trung - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng cho biết, việc phối hợp với các đơn vị liên quan để đưa bệnh nhân tham gia dọn sạch bãi biển góp phần giúp họ tự tin, dần chủ động tái hòa nhập và đặc biệt họ sẽ rất vui khi được góp sức mình vào việc bảo vệ môi trường.
|
|
|
Bình luận (0)