Chiêm ngưỡng nguyệt thực huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay

06/05/2023 12:03 GMT+7

Rạng sáng hôm nay (6.5), nhiều người Việt Nam yêu thiên văn đã chụp lại được những bức ảnh đẹp huyền ảo của hiện tượng nguyệt thực nửa tối.

Thời tiết thuận lợi

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đúng như dự báo, nguyệt thực nửa tối bắt đầu lúc 22 giờ 14 hôm qua (5.5), đạt cực đại với tỷ lệ đi vào vùng nửa tối là 96,4% lúc 00 giờ 23 phút hôm nay (6.5) và kết thúc lúc 2 giờ 31 phút rạng sáng cùng ngày (theo giờ Hà Nội).

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 1.

Trời nhiều mây, tuy nhiên anh Huy Huynh vẫn chụp lại được những khoảnh khắc đẹp.

HUY HUYNH

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 2.

Nguyệt thực nửa tối với vẻ đẹp kỳ ảo của mặt trăng khiến nhiều người yêu thiên văn ngẩn ngơ.

HUY HUYNH

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (39 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) tối qua đã livestream cũng như chia sẻ hình ảnh nguyệt thực nửa tối chụp được lên mạng xã hội.

TUẤN NGUYỄN

Tại TP.HCM, Hà Nội cũng như hầu khắp các tỉnh thành Việt Nam trời quang mây, thời tiết ủng hộ cho việc quan sát nguyệt thực. Thêm vào đó, nguyệt thực nửa tối diễn ra lúc mặt trăng ở rất cao trên bầu trời, khiến cho việc quan sát càng thuận lợi hơn.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), nguyệt thực nửa tối là hiện tượng mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất. Tương tự như nguyệt thực toàn phần hoặc một phần, thời điểm diễn ra hiện tượng này là cận ngày trăng tròn, khi mặt trăng nào phía bên kia của trái đất so với mặt trời và 3 thiên thể gần như thẳng hàng.

Tuy nhiên, khác với nguyệt thực toàn phần hoặc một phần, với nguyệt thực nửa tối mặt trăng chỉ đi vào vùng nửa tối của trái đất. Do đó, nó vẫn nhận được một lượng lớn ánh sáng mặt trời. Phần mặt trăng được bao phủ bởi bóng nửa tối có tối đi một chút và chuyển sang sắc đỏ nhạt. Tuy nhiên, ở những nơi khí quyển vốn ô nhiễm thì sự chuyển màu này có thể không rõ nét đến mức khó nhận ra.

Là người có tình yêu đặc biệt dành cho thiên văn, anh Đặng Nguyễn Hải Duy (31 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) biết được đêm qua và rạng sáng nay xuất hiện hiện tượng nguyệt thực nửa tối, nên đã chuẩn bị sẵn “đồ nghề" để quan sát và chụp lại hiện tượng kỳ thú này.

Phần mặt trăng được bao phủ bởi bóng nửa tối có tối đi một chút và chuyển sang sắc đỏ nhạt.

Anh Duy nhận xét mặt trăng trong kỳ nguyệt thực nửa tối chỉ bị tối đi đôi chút, chứ không chuyển sang màu đỏ như nguyệt thực toàn phần hay một phần. Song, với anh và những người yêu thiên văn, đây cũng là một hiện tượng kỳ thú. Sau khi chụp lại khoảnh khắc nguyệt thực, anh quyết định chia sẻ lên các hội nhóm về thiên văn để hòa vào không khí quan sát nguyệt thực cùng mọi người.

Một đêm kỳ thú

Trong khi đó, bức ảnh chụp mặt trăng trước và sau khi bắt đầu nguyệt thực nửa tối của anh Trần Đăng (32 tuổi, ngụ Quảng Trị) cũng nhận được sự yêu thích của nhiều người yêu thiên văn. Làm việc tại đèo Sa Mù (Quảng Trị), anh Đăng cho biết những bức ảnh của mình được chụp bằng máy ảnh ở độ cao 1.000m so với mặt nước biển.

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 6.

Thời điểm xảy ra nguyệt thực, cũng là kỳ trăng tròn tháng 5 được người thổ dân châu Mỹ xưa kia gọi là trăng hoa bởi đây là thời điểm hoa mùa xuân nở rộ. Ngoài ra, trăng tròn lần này cũng còn được gọi là trăng trồng ngô hoặc trăng sữa.

TRẦN ĐĂNG

Mặt trăng trước và sau khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Ảnh do anh Trần Đăng chụp.

“Đây là lần đầu mình chụp ảnh thiên văn như vậy, vì thấy mọi người chia sẻ thông tin nhiều quá, thấy tò mò nên mình ra chụp lại thôi. Ảnh mình chụp lúc 0 giờ 15 phút, khi hiện tượng sắp cực đại, thấy được sự khác biệt so với màu sắc của mặt trăng so với trước đó. Với mình, đây là một đêm hết sức thú vị", anh nói.

Anh Huy Huynh (Huỳnh Hào Huy, 27 tuổi) hiện là thực tập sinh sống và làm việc tại TP.Tamano (tỉnh Okayama, Nhật Bản) cũng đã chụp lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp hiện tượng nguyệt thực nửa tối.

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 8.

Từ sớm, anh Huy Huynh đã chuẩn bị đồ nghề để săn nguyệt thực nửa tối tại TP.Tamano.

HUY HUYNH

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 9.

Nguyệt thực nửa tối trên bầu trời Nhật Bản do chàng trai Việt Nam chụp lại.

HUY HUYNH

Chàng trai cho biết tại khu vực của anh sống, nguyệt thực nửa tối diễn ra trong khoảng thời gian 0 - 3 giờ sáng 6.5. Dù trời có nhiều mây mù, cản trở quá trình quan sát và chụp ảnh, tuy nhiên anh cũng đã có một đêm thú vị với những bức ảnh đẹp.

“Ban đầu mình còn không nghĩ là sẽ chụp được, vì những ngày qua thời tiết không mấy ủng hộ. Với người yêu thiên văn như tụi mình thì hiện tượng này cũng hết sức thú vị, mình đã thực sự chìm đắm trong vẻ đẹp của ánh trăng tối qua. May mắn, vì thứ 7 và chủ nhật mình không phải đi làm nên có thể thức vào khung giờ này để tận hưởng", anh Huy Huynh nói.

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 10.

Với anh Huy Huynh, nguyệt thực nửa tối 6.5 là một hiện tượng thú vị.

HUY HUYNH

Chiêm ngưỡng nguyệt thực đầu tiên 2023 xuất hiện huyền ảo trên bầu trời rạng sáng nay   - Ảnh 11.

Ngày 29.10 năm nay người Việt Nam cũng sẽ có cơ hội theo dõi nguyệt thực một phần với độ che phủ không quá lớn.

HUY HUYNH

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), sau lần nguyệt thực nửa tối này, đến rạng sáng 29.10 năm nay người Việt Nam cũng sẽ có cơ hội theo dõi nguyệt thực một phần với độ che phủ không quá lớn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.