Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cho biết ở Việt Nam, theo giờ Hà Nội, nguyệt thực một phần bắt đầu vào 1 giờ 1 phút 48 giây, kết thúc vào 5 giờ 26 phút 25 giây rạng sáng ngày 29.10, pha một phần kéo dài trong khoảng 1 tiếng 17 phút.
Long "bật mí" để chuẩn bị cho những buổi "hành nghề" ca đêm như vậy, tối hôm trước anh đã ngủ trước vài tiếng và sau khi ngắm về sáng nay lại ngủ thêm vài tiếng để bù. "Nhờ cùng ngắm nguyệt thực, em quen biết, kết nối được với nhiều người có cùng đam mê", chàng trai chia sẻ thêm.
NVCC
Hình ảnh nguyệt thực được em Võ Đức Quân, hiện là học sinh cấp 2, chụp tại H.Ninh Phước (Ninh Thuận). Quân cho biết nguyệt thực lần này, mức độ che khuất của mặt trăng khá nhỏ, nhưng vẫn là một hiện tượng thiên văn đáng mong chờ. Đó là lý do em thức vào rạng sáng, ngắm cho được hiện tượng này.
VÕ ĐỨC QUÂN
Nguyệt thực ngày 29.10 là nguyệt thực một phần, khi mặt trăng đi qua giữa vùng bóng tối và bóng nửa tối. Nguyệt thực lần này được nhìn thấy trên khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và miền Tây Australia. Đây cũng là lần cuối trong năm 2023 chúng ta được quan sát sự kiện thiên thực.
Bình luận (0)