Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 khó 'cất cánh' vì cấm vận?

Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 khó 'cất cánh' vì cấm vận?

17/10/2024 14:19 GMT+7

Tờ The Telegraph ngày 9.10 loan tin việc sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga gặp bế tắc vì các biện pháp cấm vận.

Su-57, chiến đấu cơ hiện đại nhất của Không quân Nga, có thể đang gặp vấn đề về sản xuất do hậu quả của các lệnh cấm vận.

Đây là loại vũ khí Nga đưa ra để cạnh tranh với các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ, nhưng trong khi Lockeed Martin sản xuất hơn 150 chiến đấu cơ F-35 mỗi năm, hãng Sukhoi chỉ có thể cung cấp khoảng 10 chiếc mỗi năm trước đây, và thêm vài chiếc trong năm nay.

Frontellect Insight, nhóm phân tích tình báo thuộc Ukraine, cho biết nguyên nhân chính là do công nghiệp quân sự của Nga phụ thuộc rất lớn vào linh kiện phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử.

Những biện pháp cấm vận do phương Tây áp đặt trong 31 tháng, qua kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, đã hạn chế nguồn cung cấp thiết yếu này. Hậu quả là "việc sản xuất Su-57 đang gặp nguy hiểm".

Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 khó 'cất cánh' vì cấm vận?- Ảnh 1.

Tiêm kích Su-57 của Nga

Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG NGA

Là máy bay chiến đấu lớn, nhanh nhẹn với khả năng lẩn tránh radar, Su-57 được thiết kế để thay thế những chiếc MiG-29Su-27 cũ. Nó có chuyến bay đầu tiên vào năm 2010, tức khoảng 20 năm sau khi Mỹ ra mắt F-22 với tư cách chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới.

Mãi đến năm 2019, quân đội Nga mới ký hợp đồng với Sukhoi để sản xuất 76 chiếc Su-57, với giá khoảng 50 triệu USD/chiếc.

Sukhoi đã giao 10 chiếc Su-57 đầu tiên cho Không quân Nga vào năm 2022 và thêm 11 chiếc vào năm 2023. Tốc độ giao hàng dường như giảm nhiều hơn nữa trong khoảng thời gian từ năm 2023-2024.

Theo báo Anh The Telegraph, tốc độ giao hàng các loại máy bay chiến đấu mới thường sẽ tăng dần, nhất là đối với một đơn đặt hàng kéo dài nhiều năm, bởi càng sản xuất công nhân càng có thêm kinh nghiệm và chiến lược kinh doanh bắt đầu phát huy hiệu quả. Nhưng Su-57 dường như là một ngoại lệ đối với quy tắc đó.

Rõ ràng là qua các biện pháp cấm vận, Mỹ và các đồng minh đã cản trở quá trình hiện đại hóa của lực lượng không quân Nga.

Khi xem xét kỹ các tài liệu của Nga, Frontellect Insight phát hiện Sukhoi gặp vấn đề trong việc nhập khẩu các linh kiện để lắp ráp MPPU-50, một thiết bị do Đức sản xuất và được Sukhoi dùng để hiệu chỉnh hệ thống thông tin liên lạc trên Su-57.

Bên cạnh đó, Nga cũng thiếu một số máy công cụ cần thiết trong quá trình sản xuất. Vì các lệnh cấm vận, Sukhoi giờ đây phải tìm các mua các thiết bị và máy móc đó một cách bất hợp pháp từ bên thứ ba.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu bất hợp pháp tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc - đồng thời đã làm chậm tốc độ sản xuất Su-57 mới và có thể làm tăng chi phí. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với nhận định từ Frontelligence Insight.

Chiến đấu cơ tàng hình Su-57 khó 'cất cánh' vì cấm vận?- Ảnh 2.

Sản xuất Su-57 của Nga đang gặp nhiều khó khăn vì các lệnh cấm vận

Dù không có nhiều thông tin nhưng Su-57 được cho là đã tiến hành nhiệm vụ chiến đấu ở Ukraine. Hồi đầu tháng 9, không quân Ukraine nói Su-57 đã thực hiện khoảng 40 không kích vào các mục tiêu ở Ukraine, qua đó xác nhận các tuyên bố do Bộ Quốc phòng Nga và tình báo Bộ Quốc phòng Anh đưa ra trước đó.

Mới đây nhất, một máy bay Su-57 được cho là đã phóng tên lửa bắn hạ một UAV S-70 của Nga trên vùng trời miền đông Ukraine.

Giới quan sát nói S-70 thường bay cặp với Su-57 khi làm nhiệm vụ, và chiến đấu cơ Nga đã phải bắn hạ khi "bạn đồng hành" gặp trục trặc, nhằm ngăn chặn loại UAV tối tân và bí mật này của Nga bị rơi vào tay lực lượng Ukraine.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.