Gọi là “Tia chớp” vì hai tàu này thuộc lớp Dự án 12418 Molniya có tốc độ vượt trội và hỏa lực mạnh.
[VIDEO] Sức mạnh 2 tàu tên lửa “Tia Chớp” vừa hạ thủy của Hải quân Việt Nam
Đây là 2 trong số 6 “Tia chớp” được đóng tại Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) theo hợp đồng gói 6 chiếc đầu tiên giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Quân chủng Hải quân (QCHQ).
Từ năm 2009, Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng đóng mới loạt 6 tàu tên lửa lớp Dự án 12418 Molniya cho QCHQ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ li-xăng của Liên bang Nga.
Hai cặp tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 đã được Tổng công ty Ba Son bàn giao cho Quân chủng Hải quân và phát huy hiệu quả đã khẳng định thương hiệu của công nghệ đóng tàu tên lửa hiện đại Việt Nam.
Sau khi hợp đồng được ký, các chuyên gia Liên bang Nga liên tục thay nhau sang VN giúp đỡ thi công, đóng mới tàu. Tháng 10.2010, cặp tàu tên lửa đầu tiên mang số hiệu 377, 378 được khởi đóng, hạ thủy vào cuối năm 2013. Tháng 4.2014, cả 2 tàu được nghiệm thu cấp QCHQ và cấp Bộ Quốc phòng. Tháng 6.2014, Tổng công ty Ba Son bàn giao 2 tàu tên lửa hiện đại đầu tiên cho QCHQ và ngay lập tức 2 tàu được đưa vào biên chế chiến đấu của Lữ đoàn tàu pháo - tên lửa 167.
Hơn một năm sau, ngày 19.7.2015, cặp tàu tên lửa thứ 2 mang số hiệu 379, 380 được bàn giao và cũng được biên chế vào đội hình chiến đấu của Lữ đoàn 167. Cặp tàu hiện đại này được hạ thủy tháng 6.2014, thử nghiệm cấp nhà máy trên biển cuối tháng 12.2014.
Đây là 2 tàu cuối cùng trong loạt 6 tàu tên lửa tấn công nhanh thiết kế 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân.
Tàu nhỏ, hỏa lực mạnh
6 tàu tên lửa trong biên chế Lữ đoàn 167 tuy là loại chiến hạm nhỏ nhưng có hỏa lực mạnh, được thiết kế để tiêu diệt các loại tàu chiến đấu, tàu vận tải, tàu đổ bộ của đối phương. Tàu tên lửa “Tia chớp” có lượng giãn nước đầy tải 550 tấn; dài 56,1 m; rộng 10,2 m; mớn nước 2,14 m; vận tốc tối đa 38 hải lý/giờ; thủy thủ đoàn 40 người.
Vũ khí chính của “Tia chớp” là hệ thống tên lửa hành trình đối hạm 3M24 Uran-E với 16 quả đạn, được bố trí ở 4 bệ phóng (mỗi bệ có 4 ống phóng) tại hai bên sườn tàu. Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 5.000 tấn với quỹ đạo bay cực thấp (chỉ 3 - 5 m trên mặt biển) và tầm bắn 130 km.
Ngoài tên lửa Uran-E, tàu tên lửa còn được trang bị 1 pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2 mm (tầm bắn 15 km, tốc độ bắn 130 phát/phút), 2 pháo phòng không bắn nhanh AK-630M (tốc độ bắn 5.000 phát/phút) và 12 tên lửa đối không tầm thấp Igla.
Chiều ngày 13.9, tàu vận tải Rolldock Star (Hà Lan) đã rời cảng Novorossiysk (Nga) chở 1 chiến hạm Gepard 3.9 về Việt Nam. Đây là chiến hạm Gepard 3.9 mang số hiệu tạm 486 trước đó.
Về thiết bị điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát mục tiêu trên không; radar trinh sát mặt nước, radar điều khiển hỏa lực (pháo, tên lửa), hệ thống đối kháng điện tử, mồi bẫy…
Đại tá Phạm Ngọc Thiện, Tổng giám đốc Tổng công ty Ba Son, cho hay: “Việc triển khai đóng loạt tàu tên lửa 12418 là dự án trọng điểm của Bộ Quốc phòng. Đây là loại tàu chiến đấu hiện đại có các tính năng vượt trội, độ phức tạp cao về kỹ thuật, công nghệ và Tổng công ty Ba Son được Bộ Quốc phòng giao trực tiếp triển khai thực hiện.
Sự kiện bàn giao cặp tàu tên lửa thứ 3 của chương trình đóng loạt tàu tên lửa 12418 là sự kiện quan trọng, khẳng định Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ công nghệ kỹ thuật đóng tàu hiện đại. Đối với Tổng công ty Ba Son, nhiệm vụ này là minh chứng cho sự thành công trong việc nghiên cứu chuyển giao và làm chủ công nghệ đóng tàu 12418, ghi thêm dấu son trên con đường làm chủ kỹ thuật và công nghệ của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam”.
Ngày 14.4, tại TP.HCM, Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công
nghiệp Quốc phòng) đã tổ chức lễ hạ thủy hai tàu tên lửa tấn công nhanh
lớp 12418, cặp số 3 (tàu M5, M6).
Ngày 12.7.2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định 2495/QĐ-BQP thành lập Lữ đoàn tàu pháo - tên lửa 167 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, nêu rõ: “Là đơn vị chiến thuật có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của QCHQ và hiệp đồng quân binh chủng. Đặc biệt, lữ đoàn sẽ cùng các đơn vị của Bộ Tư lệnh Vùng 2 quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ”.
Ngày 14.10.2013, tại căn cứ ở Nhơn Trạch, Đồng Nai, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã tổ chức lễ ra mắt Lữ đoàn tàu pháo - tên lửa 167.
Bình luận (0)