Chiến sự ngày 190: Trưởng đoàn IAEA đã 'nhìn thấy điều cần nhìn' ở nhà máy Zaporizhzhia

02/09/2022 05:30 GMT+7

Phái đoàn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đến nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia sau thời gian bị trì hoãn bên phía Ukraine kiểm soát khoảng 3 giờ.

Lính Nga canh gác nhà máy điện hạt nhân

reuters

IAEA rút ngắn chuyến thăm

Khởi hành từ sớm ngày 1.9, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi kiên trì thực hiện sứ mệnh bất chấp nhiều rủi ro. Ông có kế hoạch thiết lập sự hiện diện thường trực của IAEA tại nhà máy, nơi những tuần qua liên tục bị trúng pháo kích của cả Ukraine lẫn Nga gây quan ngại về nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân, Reuters đưa tin. Ông cũng nói ngắn gọn: "Tôi đã nhìn thấy điều cần nhìn ở nhà máy".

Xem nhanh: Chiến dịch Nga ngày 190, Ukraine tính bất ngờ đột kích nhà máy điện hạt nhân?

IAEA dự kiến chuyến làm việc sẽ kéo dài vài ngày, nhưng ông Yevgeny Balitsky, người đứng đầu chính quyền địa phương do Nga bổ nhiệm, nói rằng đoàn sẽ làm việc trong vòng một ngày. Chưa rõ nguyên nhân khiến chuyến thăm bị rút ngắn. Sau đó, Reuters cho hay đoàn chỉ ở nhà máy trong vài giờ và đã rời đi. Dù vậy, một số thành viên đã chuyển đến khách sạn.

Xem thêm: Đoàn thanh sát viên hạt nhân quốc tế đã đến nhà máy Zaporizhzhia

Ukraine cáo buộc Nga cố tình trì hoãn chuyến thăm của IAEA với việc dội pháo vào thị trấn liền kề là Enerhodar. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga sẽ làm mọi thứ có thể để phái đoàn IAEA hoàn thành công việc của họ tại nhà máy một cách an toàn. Trái lại, chính quyền Kyiv bị Nga cáo buộc vẫn pháo kích nhà máy trên.

Lãnh đạo IAEA khẳng định chuyên gia quốc tế sẽ ở lại nhà máy điện hạt nhân Ukraine

Lò phản ứng thứ năm của nhà máy Zaporizhzhia đã ngừng hoạt động và cơ chế bảo vệ khẩn cấp được kích hoạt, theo công ty quản lý nhà máy là Energoatom.

Trong khi đó, Mỹ cho rằng Nga đang đối mặt tình trạng thiếu hụt binh lực nghiêm trọng ở Ukraine và đang tìm những biện pháp mới nhằm tăng cường quân số tại đây, theo Đài CNN.

Đoàn xe IAEA đến nhà máy

reuters

Mỹ đứng sau kế hoạch phản công ở miền nam Ukraine?

Đài CNN hôm nay 1.9 dẫn một số nguồn tin tiết lộ những cuộc thảo luận trên liên quan đến việc tham gia "tập trận giả” với Kyiv, vốn là các cuộc tập trận mang tính phân tích nhằm giúp Ukraine hiểu họ sẽ cần tập hợp lực lượng ở cấp độ nào để thành công trong những tình huống khác nhau.

Một số nguồn tin từ Mỹ và Ukraine cho CNN hay các kế hoạch trước đó cho chiến dịch phản công của Ukraine lúc đầu có quy mô rộng hơn và bao gồm một nỗ lực đầy tham vọng hơn là nhằm giành lại các vùng lãnh thổ khác đã rơi vào tay lực lượng Nga trong hơn 6 tháng qua, bao gồm cả thành phố Zaporizhzhia ở phía đông nam. Tuy nhiên đến ngày 29.8, lực lượng Ukraine chỉ tập trung cuộc phản công ở tỉnh Kherson.

Mỹ giúp Ukraine phát triển kế hoạch phản công Nga

Một quan chức chính quyền nói với CNN rằng trong những tháng gần đây, Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp các loại vũ khí đặc biệt phù hợp với kế hoạch phản công ở miền nam. Vị quan chức cho hay Mỹ đã đáp ứng nhiều yêu cầu trong số đó, bao gồm cả đạn dược, pháo và tên lửa chống tăng, theo CNN.

Xem thêm: Mỹ hỗ trợ Ukraine phát triển kế hoạch phản công Nga?

Trong lúc Ukraine đẩy mạnh chiến dịch phản công, Nhà Trắng cho biết sẽ sớm đưa ra tuyên bố mới liên quan đến gói viện trợ quân sự kế tiếp cho Kyiv.

Còn Phần Lan tuyên bố sẽ hỗ trợ thêm 8,3 triệu euro cho Ukraine, nâng tổng số viện trợ quân sự cho chính quyền Kyiv lên 92,3 triệu euro kể từ đầu chiến sự đến nay.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Moldova

reuters

Ngoại trưởng Nga cảnh báo Moldova

Ngoại trưởng Lavrov cảnh báo Moldova không nên thực hiện bất kỳ hành động nào có thể đe doạ sự an toàn của các đơn vị Nga đang đóng quân ở vùng ly khai Transnistria. Hành vi này sẽ bị xem là đòn tấn công trực tiếp chống Nga.

Transnistria là vùng ly khai Moldova, giáp phía tây và phía nam Ukraine, tuyên bố độc lập vào năm 1990 nhưng không được quốc tế công nhận. Nga có một căn cứ quân sự tại đây với khoảng 1.500 quân và một kho vũ khí lớn.

Nga mở tập trận chung với Trung Quốc, Ấn Độ, Belarus ở Viễn Đông

Nga duy trì lực lượng gìn giữ hoà bình ở Transnistria từ đầu thập niên 1990. Moscow cho hay sự hiện diện của quân đội nước này tại đây nhằm gìn giữ hoà bình và ổn định, nhưng Moldova muốn Moscow rút hết quân về nước.

Tháng 4, căng thẳng tại Moldova tăng cao theo một loạt các cuộc tấn công xảy ra ở Transnistria. Kyiv đã cáo buộc quân đội Nga bắn tên lửa và tiến hành các hoạt động ở Transnistria.

Trong khi đó, một quan chức ngoại giao Nga bác bỏ khả năng chiến sự ở Ukraine lan đến Transnistria, cáo buộc "một số lực lượng nào đó" đứng sau các vụ tấn công tại khu vực ly khai này, theo The Guardian.

Xem thêm diễn biến chiến sự:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.