Chiến sự ngày 279: NATO hỗ trợ Ukraine, Nga cảnh báo Mỹ can thiệp sâu

30/11/2022 06:10 GMT+7

NATO cam kết hỗ trợ thêm vũ khí và trang thiết bị mùa đông, thiết bị sửa chữa lưới điện cho Ukraine trong khi Nga cảnh báo Mỹ can thiệp sâu vào xung đột sẽ nguy cơ hứng hậu quả thảm khốc.

Tiếng còi báo động không kích vang lên khắp các vùng tại Ukraine trong ngày 29.11 sau khi các quan chức cảnh báo Nga chuẩn bị đợt tấn công tên lửa mới, theo The Guardian. Tuy nhiên, không có báo cáo về vụ tấn công mới nào và Kyiv thông báo an toàn sau khoảng 10 phút báo động.

Giàn rốc két đa nòng BM-21 Grad của Ukraine phóng về phía Nga gần Bakhmut ở Donetsk ngày 27.11

AFP

Gần một tuần sau đợt tấn công tên lửa của Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine, hãng điều hành năng lượng Ukrenergo cho biết vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn lưới điện. Tính đến trưa 29.11, Ukraine chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu năng lượng, tăng nhẹ so với một ngày trước, khi nhiều nhà máy điện bị ngừng hoạt động khẩn cấp và giữa lúc nhu cầu sử dụng điện tăng cao do mùa đông đến.

Xem nhanh: Chiến dịch Nga ngày 278, NATO cam kết giúp Ukraine nhưng sắp cạn kho, Mỹ xem xét cấp tên lửa 150 km

NATO cam kết hỗ trợ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 29.11 tuyên bố NATO sẽ không rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine và kêu gọi đối tác viện trợ trang thiết bị mùa đông cho Ukraine.

Hội nghị ngoại trưởng NATO tại Bucharest ngày 29.11

Reuters

Tại hội nghị ngoại trưởng NATO tại Bucharest (Romania) ngày 29.11, các nước đồng minh nói sẽ giúp Ukraine sửa chữa hệ thống năng lượng sau các đợt tấn công của Nga. Ông Stoltenberg cáo buộc Moscow đang dùng mùa đông như một món vũ khí chống Ukraine. Tại hội nghị, Mỹ công bố gói viện trợ 53 triệu USD để hỗ trợ mua thiết bị lưới điện cho Ukraine.

Xem thêm: NATO nói không chùn bước trước 'bài kiểm tra đạo đức' ở Ukraine

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói nước này cần các hệ thống tên lửa phòng không như HAWK, Patriot và máy biến thế. Trước đó, ông Kuleba phàn nàn và nói Ukraine cần chấm dứt phụ thuộc vào các đối tác có sẵn vũ khí trong kho nhưng không chịu chia sẻ vì lý do chính trị.

Ukraine phàn nàn vì một số nước có vũ khí nhưng không chịu bán cho Kyiv

Xem thêm: Ukraine phàn nàn vì một số nước có vũ khí nhưng không chịu bán cho Kyiv

Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis nói với các phóng viên bên lề hội nghị rằng NATO phải ra quyết định chính trị để cung cấp xe tăng hiện đại cho Ukraine trong mùa đông này.

Mặt khác, Slovakia ngày 29.11 cho biết nước này đang chuyển giao 30 xe chiến đấu bộ binh bánh xích BMP-1 cho Ukraine, theo The Kyiv Independent. Đổi lại, Slovakia sẽ nhận 15 xe tăng Leopard 2 từ Đức để thay thế. Cùng ngày, Ukraine thông báo đã nhận được hệ thống rốc két phóng loạt LRU của Pháp. Hệ thống này có tầm bắn 70 km. Cách đây 2 tuần, Bộ trưởng Lực lượng vũ trang Pháp Sebastien Lecornu cho biết nước này sẽ gửi 2 tổ hợp LRU cho Ukraine.

Hệ thống rốc két phóng loạt LRU của Pháp

Ảnh từ Twitter Bộ trưởng Quốc phòng ukraine Oleksii Reznikov

Nga cảnh báo Mỹ tránh can thiệp sâu vào xung đột

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 29.11 nói rằng Nga đang cố gắng gửi tín hiệu cho Mỹ biết rằng việc leo thang và can thiệp sâu hơn vào xung đột tại Ukraine có nguy cơ gây “hậu quả thảm khốc”, theo Reuters.

Ông Ryabkov nói rằng không có cuộc đối thoại nào giữa Mỹ và Nga nhưng hai phía thỉnh thoảng trao đổi tín hiệu cho nhau. Ông cũng nói không hay biết cuộc liên lạc nào qua kênh quân sự đặc biệt giữa hai nước từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2.

Nga hoãn đàm phán với Mỹ về hiệp ước hạt nhân New START

Tuy nhiên, Reuters mới đây dẫn lời quan chức Mỹ cho biết hai bên đã sử dụng kênh giải nguy xung đột một lần từ khi chiến dịch quân sự tại Ukraine bắt đầu. Quan chức cho biết Mỹ là bên chủ động liên lạc để trình bày quan ngại về hoạt động quân sự của Nga gần cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine.

Nga hoãn đối thoại hạt nhân với Mỹ vì hành vi “độc hại”

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 28.11 cho biết Nga đã đơn phương hoãn lại các cuộc đàm phán về vũ khí hạt nhân với Mỹ mà theo kế hoạch sẽ ​​diễn ra trong tuần này tại Cairo. Các quan chức của hai nước dự kiến ​​gặp nhau tại thủ đô Ai Cập từ ngày 29.11 đến ngày 6.12 để thảo luận về việc khôi phục hoạt động thanh tra theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START. Thỏa thuận này đã bị đình chỉ từ tháng 3.2020 vì đại dịch Covid-19.

Xem thêm: Nga hoãn cuộc đàm phán với Mỹ về vũ khí hạt nhân trước giờ G

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 29.11 giải thích rằng Moscow đã quyết định như vậy vì tình trạng tồi tệ của mối quan hệ hai nước, theo Reuters.

Đường dây nóng 'giảm xung đột' Nga - Mỹ chỉ được sử dụng 1 lần kể từ đầu xung đột Ukraine

“Trên mọi lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy mức độ độc hại và thù địch cao nhất từ Washington. Như một phần của cuộc chiến tranh lai tổng lực nhắm vào chúng tôi, gần như mọi hành động của Mỹ về phía Nga đều chịu ảnh hưởng từ mong muốn bệnh hoạn nhằm làm hại nước chúng tôi bất cứ nơi nào có thể”, bà Zakharova viết trên Telegram.

Bà cáo buộc Mỹ tìm cách làm lệch cán cân lực lượng theo hiệp ước theo cách hoàn toàn phi pháp khi chuyển đổi hoặc đặt lại tên cho các vũ khí để đưa chúng ra khỏi khuôn khổ hiệp ước. Bà Zakharova không đưa ví dụ cụ thể.

Dù vậy, bà nói rằng Nga tiếp tục coi New START là công cụ quan trọng để đảm bảo khả năng đoán định và tránh một cuộc chạy đua vũ trang. Bà hy vọng hai nước có thể khôi phục đối thoại vào năm 2023.

New York Time: Hầu hết thành viên NATO đã hết vũ khí viện trợ cho Ukraine

Xem thêm tình hình chiến sự tại Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.