Triều Tiên nói ô hạt nhân của Mỹ có "lỗ thủng"
Đài KCNA ngày 1.4 dẫn lời bà Kim Yo-jong nói rằng chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky đã sai lầm khi tính toán rằng họ có thể tránh được hỏa lực mạnh mẽ của Nga nếu tham gia "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ, mà theo bà là đang xuất hiện "lỗ thủng".
Em gái ông Kim Jong-un cũng cáo buộc Ukraine có tham vọng hạt nhân, dựa trên nội dung đơn thỉnh nguyện trực tuyến yêu cầu chính quyền Kyiv chấp nhận vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ, hoặc tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân trong tương lai. Thỉnh nguyện thư xuất hiện sau khi Belarus cho hay sẽ tiếp nhận vũ khí hạt nhân chiến thuật và sẵn sàng cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược ở nước này.
Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine ngày 401 có gì nóng?
Bà Kim cáo buộc thỉnh nguyện thư, hiện chưa thu hút được 1.000 chữ ký, có thể là âm mưu chính trị xuất phát từ văn phòng Tổng thống Zelensky, nhưng không cung cấp bằng chứng cho cáo buộc này.
Theo bà, Kyiv không hề che giấu tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, dựa trên một số lần giới chức Ukraine đề cập đến khả năng này. Có lần Tổng thống Zelensky đã phát biểu trước Hội nghị An ninh Munich (Đức) vào tháng 2.2022 về nguyện vọng khôi phục vị thế hạt nhân của Ukraine trên thế giới.
Chính quyền Ukraine chưa bình luận về bài viết của KCNA.
Cờ Wagner gần trung tâm Bakhmut
Cùng ngày, Đài CNN xác thực một video clip quay cảnh lá cờ của lính đánh thuê Wagner của Nga xuất hiện trên một tòa nhà cao tầng gần trung tâm thành phố Bakhmut.
Trong khi đó, TASS dẫn thông tin từ quân đội Nga thông báo về những đợt tấn công ở Zaporizhzhia, Kharkiv, Kherson, và phía Nga gây thiệt hại cho lính Ukraine cũng như bắn hạ máy bay MiG-29, trực thăng Mi-8, bắn hạ tên lửa, rốc két…ở những nơi này. Ukraine chưa bình luận.
Đại tướng Mỹ Milley nói Ukraine rất khó đạt mục tiêu thu hồi toàn bộ lãnh thổ trong năm nay
Bộ Quốc phòng Nga cũng cho hay Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chủ trì cuộc họp bàn về nỗ lực duy trì nguồn cung cấp vũ khí cho các đơn vị ở Ukraine.
Trong cuộc họp, ông Shoigu cho biết bên cạnh việc đảm bảo vũ khí cho lực lượng nơi tiền tuyến, Nga cũng đẩy mạnh khâu sản xuất vũ khí chính xác cao, phục vụ cho nhu cầu trong giai đoạn mới.
Cũng trong ngày 1.4, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Igor Klimenko tuyên bố đã hoàn tất việc tuyển mộ binh sĩ cho lực lượng gọi là "Vệ binh Tấn công", với mục tiêu giành lại những lãnh thổ mà Nga đã giành quyền kiểm soát trong thời gian qua, RT đưa tin. Lực lượng bao gồm 8 lữ đoàn, với mỗi lữ đoàn gồm từ 3.000 đến 5.000 lính. Chưa rõ tổng số lượng quân nhân trên thực tế của lực lượng mới của Ukraine.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với chuyên san quân sự Defense One ngày 31.3, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley nhận định rằng Ukraine khó có khả năng đẩy hết lực lượng Nga khỏi lãnh thổ trong năm nay.
Tổng thống Lukashenko: Nga có thể đưa vũ khí hạt nhân chiến lược vào Belarus
Đức từ chối gửi thêm xe tăng cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 1.4 cho biết nước này sẽ không gửi thêm xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. "Hiện tôi chưa thấy khả năng tiếp tục chuyển giao xe tăng Leopard nằm ngoài những thông tin đã công bố trước đó", ông Pistorius nói với truyền thông Đức.
Cũng như các nước khác, Đức có nguồn cung vũ khí một cách giới hạn, và không thể viện trợ mọi thứ.
"Cùng với Ba Lan và các đồng minh khác, chúng tôi đang viện trợ hai tiểu đoàn xe tăng Leopard 2, tức hơn 60 chiếc. Dự kiến sẽ có thêm tối đa 4 tiểu đoàn xe tăng Leopard 1 được bổ sung cho Kyiv trong đến năm sau. Con số này có nghĩa là hơn 100 xe tăng. Các đồng minh Mỹ và Anh cũng chuyển giao xe tăng của họ", ông Pistorius bổ sung.
Tổng thống Zelensky: Ukraine phải nhận một hệ thống phòng không lỗi, mong 20 khẩu đội Patriot
Bộ trưởng Đức dự kiến, theo thời gian, các đối tác phương Tây trên giả thuyết có đủ năng lực viện trợ hơn 300 xe tăng theo yêu cầu của Ukraine. Thế nhưng, ông không cho rằng Đức sẽ phê chuẩn tiếp tục chuyển giao xe tăng Leopard 2 sau khi hoàn tất cam kết hiện tại.
Bình luận (0)