Ba tháng sau khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, các lực lượng Nga đang cố bao vây binh sĩ Ukraine ở hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk thuộc tỉnh Luhansk trong vùng Donbass, miền đông Ukraine, theo Reuters. “Tình hình ở mặt trận (phía đông) cực kỳ khó khăn vì số phận của đất nước có lẽ đang được quyết định (ở đó) ngay lúc này”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk nhấn mạnh.
Khói bốc lên sau cuộc tấn công tại một nhà máy ở thành phố Soledar thuộc Donbass ngày 24.5 |
AFP |
Trước đó cùng ngày, quân đội Ukraine khẳng định các lực lượng Nga đang tiến hành “chiến dịch tấn công” liên tục ở Donbass và “đang gia tăng khai hỏa dọc toàn tuyến liên lạc”, theo AFP. Tỉnh trưởng Sergiy Gaidai của tỉnh Luhansk thì nói rằng Nga đã điều hàng ngàn binh sĩ để giành quyền kiểm soát toàn tỉnh này, và thành phố Severodonetsk đang bị tấn công dồn dập.
Xem nhanh: Tròn 3 tháng chiến sự Nga-Ukraine, giao tranh vẫn căng thẳng |
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Anh đánh giá Nga đã đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Donbass khi tìm cách bao vây Severodonetsk, Lysychansk và cả Rubizhne, cũng thuộc Luhansk, theo Đài CNBC. Các lực lượng Nga đã cố bao vây khu vực Severodonetsk từ giữa tháng 4 và nếu kiểm soát được khu này, toàn tỉnh Luhansk coi như sẽ bị nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga, theo Bộ Quốc phòng Anh.
Bộ Quốc phòng Anh cho rằng tuy các lực lượng Nga đang tập trung để giành được quyền kiểm soát Severodonetsk trong lúc này, nhưng đây chỉ là một phần trong kế hoạch của họ giành quyền kiểm soát toàn Donbass.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 24.5 nói rằng Moscow đang cố tình làm chậm chiến dịch quân sự ở Ukraine để cho phép dân thường sơ tán, theo RIA. Ông còn nói rằng Nga bị buộc phải tiến hành chiến dịch quân sự nhằm bảo vệ người dân khỏi bị diệt chủng và đảm bảo tình trạng trung lập và phi hạt nhân của Ukraine. Kyiv chưa bình luận phát biểu này.
Xem thêm: Chính quyền thân Moscow ở Kherson đề nghị Nga lập căn cứ, tổng thống Ukraine cảnh báo
Đan Mạch sẽ chuyển tên lửa chống hạm Harpoon tầm bắn 300 km cho Ukraine |
20 nước viện trợ thêm vũ khí mạnh cho Ukraine
Trong cuộc họp trực tuyến từ Washington D.C (Mỹ) hôm 23.5, gần 50 lãnh đạo quốc phòng trên thế giới nhất trí chuyển giao thêm vũ khí tối tân cho Ukraine, bao gồm tên lửa đối hạm tầm xa Harpoon, để Kyiv bảo vệ bờ biển.
Tại cuộc họp báo ở Washington D.C hôm 23.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin từ chối công khai thông tin Mỹ có chuyển các bệ phóng rốc két di động công nghệ cao cho Ukraine hay không.
Tuy nhiên, lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết khoảng 20 nước thông báo sẽ gửi thêm các gói viện trợ an ninh mới cho Ukraine, trong lúc chiến sự đã bước sang tháng thứ ba, theo Hãng tin AP hôm 24.5.
Cụ thể, Bộ trưởng Austin cho hay Đan Mạch đang chuẩn bị gửi bệ phóng và đạn tên lửa đối hạm tầm xa Harpoon cho Ukraine. Trang USNI News dẫn lời một chuyên gia hải quân nhận định rằng tầm bắn của Harpoon có thể đe dọa các tàu chiến Nga ở khu vực phía bắc Biển Đen.
Xem thêm: Mỹ và gần 20 nước viện trợ thêm vũ khí mạnh cho Ukraine
Ngoại trưởng Ukraine: "NATO chẳng làm gì để giúp" |
NATO tuyên bố sẽ không đưa binh sĩ đến Ukraine
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) ngày 24.5, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố NATO sẽ không là một bên trong chiến sự đang diễn ra ở Ukraine và sẽ không gửi binh sĩ đến đó vì liên minh này muốn tránh chiến tranh với Nga, theo hãng tin TASS.
Ông Stoltenberg nói rằng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24.2 đến nay, NATO đã đẩy mạnh việc ủng hộ Ukraine phòng vệ. “Trách nhiệm chính của NATO là bảo vệ tất cả đồng minh và ngăn chặn cuộc chiến này leo thang”, ông phát biểu.
Ông Stoltenberg còn nói rằng kể từ năm 2014, các nước NATO đã chi hàng chục tỉ USD cho việc huấn luyện và trang bị vũ khí cho quân đội Ukraine. Ông cho biết thêm các nước NATO bắt đầu thắt chặt an ninh kể từ năm 2014 và hiện nay có 40.000 binh sĩ dưới sự chỉ huy của NATO đóng gần các khu vực biên giới giáp với Nga, và có thêm 100.000 binh sĩ đang được đặt trong tình trạng báo động cao.
Xem thêm: Chiến sự chiều 16.5: Ukraine nói binh sĩ tiến sát biên giới Nga, Moscow cảnh báo NATO
Ngoại trưởng Nga: quan hệ kinh tế với Trung Quốc sẽ chặt chẽ, không chắc cần nối lại quan hệ phương Tây |
Ngoại trưởng Lavrov: Nga không chắc cần khôi phục quan hệ với phương Tây
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Moscow sẽ cân nhắc liệu có cần thiết khôi phục quan hệ hay không nếu phương Tây đề nghị, nhưng sẽ tăng hợp tác với Trung Quốc.
Trong phần hỏi đáp tại một sự kiện ở Moscow hôm 23.5, ông Lavrov cho biết các nước phương Tây đã cổ vũ cho "chứng sợ Nga" kể từ khi Moscow phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine hồi cuối tháng 2, theo Reuters.
Ông cho biết Nga đang tìm cách thay thế hàng hóa nhập khẩu từ các nước phương Tây và trong tương lai, sẽ chỉ dựa vào các nước "đáng tin cậy" không mắc nợ hay mang ơn phương Tây.
Xem thêm: Ngoại trưởng Lavrov: Nga không chắc cần khôi phục quan hệ với phương Tây
Tổng thống Putin nói về nền kinh tế Nga
Ngày 24.5, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng nền kinh tế Nga "chắc chắn vẫn mở, thậm chí trong các điều kiện mới”, theo Đài RT. “Chúng tôi sẽ mở rộng hợp tác với những nước quan tâm sự hợp tác đôi bên đều có lợi”, ông Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển một cơ sở hạ tầng thanh toán dùng tiền tệ quốc gia, thiết lập các mối quan hệ về khoa học và công nghệ, cũng như gia tăng công suất của dây chuyền hậu cần.
Tổng thống Putin cũng lưu ý rằng ngành kinh doanh Nga đang thích nghi những thay đổi bằng cách “tái cấu trúc các chuỗi sản xuất và cung ứng, [và] tích cực thiết lập quan hệ mới với các đối tác nước ngoài”.
Nối gót McDonald's, Starbucks rời thị trường Nga sau gần 15 năm |
Bình luận (0)