Chiến sự tối 3.8: Nga phóng tên lửa vào miền tây Ukraine, cảnh báo NATO

Văn Khoa
Văn Khoa
03/08/2022 18:00 GMT+7

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố lực lượng nước này đã phóng tên lửa vào thành phố Lviv, trong khi có quan điểm mới về vai trò của Mỹ trong các cuộc tấn công của lực lượng Ukraine bằng Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS).

Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 3.8 tuyên bố lực lượng nước này đã phá hủy một kho vũ khí nước ngoài gần thành phố Lviv, trong một cuộc tấn công ở miền tây Ukraine, theo AFP.

“Những tên lửa tầm xa có độ chính xác cao được phóng từ trên không gần thành phố Radekhiv ở tỉnh Lviv đã phá hủy một kho chứa vũ khí và đạn dược do nước ngoài chuyển giao cho chính quyền Kyiv từ Ba Lan”, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong cuộc họp báo hằng ngày. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.

Quân nhân Ukraine khai hỏa hệ thống rốc két phóng loạt BM21U Verba ở một chiến tuyến trong tỉnh Kharkiv thuộc miền đông Ukraine ngày 2.8

Reuters

Trong khi đó, quân đội Ukraine hôm nay tuyên bố đã giải phóng 53 ngôi làng ở tỉnh Kherson bị lực lượng Nga kiểm soát ở miền nam Ukraine, tính đến ngày 2.8, theo trang The Kyiv Independent. Ngoài ra, cuộc phản công của Ukraine đã làm hỏng kết nối đường sắt giữa Kherson và bán đảo Crimea, theo Bộ Quốc phòng Anh. Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Xem thêm: Ukraine nói lực lượng Nga ‘rút lui một cách hỗn loạn’ ở Kherson

Anh nói Ukraine đã cắt đứt tuyến tiếp tế đường sắt của Nga ở Kherson

Tổng thống Ukraine: Cuộc giao tranh ở Donbass khốc liệt như "địa ngục"

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 2.8 mô tả cuộc giao tranh ở vùng Donbass là “địa ngục”, kêu gọi Mỹ và các đồng minh phương Tây của Mỹ cung cấp nhiều vũ khí hơn, như hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS).

Trong bài phát biểu 5 phút trước người dân Ukraine, Tổng thống Zelensky cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden và NATO đã gửi các hệ thống rốc két phóng loạt, gọi vũ khí này là “rất hiệu quả” và thề sẽ gây "tổn thất đau đớn hơn" cho lực lượng Nga, theo Đài RT.

“Từ “HIMARS” gần như đồng nghĩa với từ “công lý” đối với đất nước chúng ta”, Tổng thống Zelensky phát biểu. Tính đến nay, Mỹ đã gửi 16 HIMARS cho Ukraine. Phía Nga tuyên bố đã phá hủy 4 HIMARS, nhưng Ukraine và Lầu Năm Góc đã bác bỏ tuyên bố này.

Tổng thống Zelensky: Donbass như địa ngục trước lợi thế pháo binh của Nga

Xem thêm: Tổng thống Ukraine: Cuộc giao tranh ở Donbass khốc liệt như 'địa ngục'

Mỹ kiểm soát các cuộc tấn công của Ukraine bằng HIMARS?

Ông Vladimir Rogov, một thành viên của hội đồng chính quyền quân-dân sự do Nga thiết lập ở tỉnh Zaporizhzhia thuộc đông nam Ukraine, hôm nay nhận định với Hãng tin TASS rằng Mỹ kiểm soát các cuộc tấn công của lực lượng Ukraine bằng Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) để tránh phóng rốc két vào các mục tiêu giả.

"Hướng dẫn bằng (hệ thống định vị) GPS diễn ra trực tiếp dưới sự kiểm soát của Mỹ để tránh những mục tiêu giả và việc này là do người Mỹ không tin tưởng quân đội Ukraine trong việc hạn chế sử dụng rốc két và các cuộc tấn công bằng rốc két vào những mục tiêu không phù hợp. Mỗi rốc két có giá trên 150.000 USD”, ông Rogov nhận định.

Nga cáo buộc Mỹ trực tiếp can dự vào chiến sự ở Ukraine qua thông tin tình báo

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Daily Telegraph ngày 2.8, quan chức tình báo Ukraine Vadim Skibitsky tiết lộ Ukraine đã tổ chức các cuộc tham vấn với Mỹ trước khi sử dụng HIMARS và Washington có cơ hội hủy bỏ các cuộc tấn công nếu không hài lòng với mục tiêu đã định.

Xem thêm: Mỹ nói gì về việc Nga cáo buộc Ukraine dùng vũ khí HIMARS tấn công nhà tù?

Nga nêu kịch bản dùng vũ khí hạt nhân

Nga không chủ trương dùng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Moscow có thể xem xét quyết định sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình để đáp trả “sự gây hấn trực tiếp” của các nước NATO.

Đó là cảnh báo do ông Alexander Trofimov, nhà ngoại giao cấp cao của Cục kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc Bộ Ngoại giao Nga, đưa ra tại một hội nghị không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Liên Hiệp Quốc ngày 2.8, theo Reuters.

Ông Trofimov bác bỏ điều mà ông cho là “những suy đoán hoàn toàn vô căn cứ, xa rời thực tế và không thể chấp nhận được rằng Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt là ở Ukraine”.

Nga cảnh báo có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả NATO

Ông Trofimov tuyên bố Moscow sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga. “Không có kịch bản nào trong hai kịch bản giả định này phù hợp với tình hình ở Ukraine”, ông Trofimov phát biểu tại hội nghị nói trên.

Tuy nhiên, ông Trofimov cáo buộc các nước NATO về một “cuộc đối đầu hỗn hợp khốc liệt” chống lại Nga. “Một động thái như thế có thể kích hoạt một trong hai kịch bản khẩn cấp được mô tả trong học thuyết của chúng tôi". "Chúng tôi rõ ràng ủng hộ việc ngăn chặn điều này, nhưng nếu các nước phương Tây cố kiểm tra quyết tâm của chúng tôi, Nga sẽ không lùi bước”, ông Trofimov tuyên bố.

Xem thêm: Quan chức Anh cảnh báo nguy cơ dẫn tới chiến tranh hạt nhân với Trung Quốc hoặc Nga

Nga nói M chưa đ ngh m đàm phán

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm nay 3.8 nói rằng Mỹ đã không có cách tiếp cận nào để nối lại các cuộc đàm phán về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (New START). "Họ trở nên có thói quen là thông báo mọi thứ qua micrô rồi sau đó quên đi. Không có cách tiếp cận nào với chúng tôi nhằm tái khởi động lại quá trình đàm phán [về New START]”, ông Lavrov nhấn mạnh.

Ông Lavrov khẳng định như trên sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 1.8 tuyên bố chính quyền của ông “đã sẵn sàng nhanh chóng đàm phán về một khuôn khổ kiểm soát vũ khí mới để thay thế New START khi hiệp ước hết hạn vào năm 2026”. Tổng thống Biden khi đó còn nói rằng Nga “nên chứng tỏ rằng họ sẵn sàng nối lại công việc kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ”, theo Đài RT.

Ukraine nói hệ thống HIMARS chỉ "bắn mù" nếu không có trang thiết bị hỗ trợ

Xem thêm: Tổng thống Biden đề nghị mở đàm phán với Nga

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraine “nằm ngoài tầm kiểm soát”

Theo lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn sau khi lực lượng Nga kiểm soát khu vực này từ đầu tháng 3.

Trong cuộc phỏng vấn với AP ngày 3.8, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi nói nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraine cũng như lớn nhất châu Âu hiện "hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát", kêu gọi Nga và Ukraine nhanh chóng cho phép chuyên gia đến đây để ổn định tình hình, tránh để sự cố hạt nhân xảy ra.

Theo ông Grossi, "mọi nguyên tắc về an toàn hạt nhân đều bị vi phạm" tại nhà máy. "Rủi ro hiện nay là cực kỳ nghiêm trọng và cực kỳ khủng khiếp và nguy hiểm", ông nói với AP.

Xem thêm: IAEA cảnh báo nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraine 'nằm ngoài tầm kiểm soát'

Xem thêm diễn biến tình hình chiến sự Nga-Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.