Crimea trúng đòn tấn công
Hôm 24.11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo các hệ thống phòng không nước này đã bắn hạ 13 UAV Ukraine bên trên bầu trời Crimea và 3 UAV ở vùng Volgograd. Phía Nga không đề cập thông tin thiệt hại lẫn thương vong, TASS đưa tin.
Cùng ngày, giới chức Ukraine cho hay lực lượng của Điện Kremlin đã leo thang hoạt động tấn công đối với Avdiivka, thành phố có tầm quan trọng chiến lược ở miền đông Ukraine.
Nga ra cảnh báo sau khi tướng NATO hé lộ mong muốn lập vùng ‘Schengen quân sự’
Nỗ lực đẩy mạnh các đợt tấn công của cả hai phía được triển khai vào thời điểm cả Nga lẫn Ukraine đều muốn chứng tỏ rằng họ không lâm vào thế bế tắc trong lúc năm 2024 đang đến gần.
Khi mùa đông đang đến, Nga và Ukraine đang tìm cách chiếm lĩnh những khu vực có thể cung cấp nền tảng cho những đợt tiến quân trong tương lai. Vì thế, dự kiến hai bên sẽ tiếp tục triển khai các chiến dịch quân sự trong thời gian tới nhằm đạt được lợi thế tại các khu vực.
Nga đáp trả kế hoạch 'Schengen quân sự'
Cũng trong ngày 24.11, Điện Kremlin nói rằng việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn thành lập cơ chế quân sự như khu vực Schengen, theo đó cho phép lực lượng vũ trang của các nước thành viên di chuyển tự do để đối phó Nga, đã gây gia tăng căng thẳng và là nguyên nhân dẫn đến quan ngại.
Trả lời phỏng vấn Reuters một ngày trước đó, trung tướng Alexander Sollfrank, người đứng đầu sứ mệnh hậu cần của Bộ chỉ huy kích hoạt hỗ trợ chung (JSEC) thuộc NATO, bày tỏ mong muốn thiết lập cái gọi là "Schengen quân sự" nhằm giải phóng những rào cản gây trì hoãn hoạt động điều binh lực khắp châu Âu.
Theo vị tướng, việc trì hoãn có thể mang đến hậu quả nghiêm trọng nếu cuộc xung đột với Nga nổ ra.
Thủ đô Ukraine đương đầu đợt tấn công lớn nhất bằng UAV của Nga
Trước thông tin trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Nga sẽ đáp trả nếu đề xuất "Schengen quân sự" trở thành hiện thực.
Theo ông Peskov, việc thảo luận để xây dựng "Schengen quân sự" một lần nữa chứng tỏ châu Âu không muốn lắng nghe những quan ngại hợp pháp của Nga và sẵn sàng tăng cường an ninh của khối dựa trên tổn thất của Nga.
Kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh và Liên Xô tan rã, NATO đã mở rộng phạm vi lãnh thổ thêm 1.000 km về hướng đông, kết nạp các nước từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw, bao gồm Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic. Đây là hành động gây nên căng thẳng giữa Nga và NATO trong thời gian qua.
Phần Lan phong tỏa thêm chốt biên giới với Nga
Ngày 24.11, Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo yêu cầu Nga phải ngừng đưa di dân bất hợp pháp đến biên giới với Phần Lan sau khi quốc gia Bắc Âu tạm thời phong tỏa mọi chốt biên giới với Nga trừ Raja-Jooseppi, cửa ngõ ở vùng Bắc Cực.
Lực lượng Biên phòng Phần Lan cho biết hơn 800 dân nhập cư từ nhiều nước, bao gồm Afghanistan, Kenya, Morocco, Pakistan, Somalia, Syria và Yemen, đã nhập cảnh Phần Lan từ Nga trong vài tuần qua.
Chính quyền Helsinki cáo buộc Moscow đang tìm cách trả đũa việc Phần Lan quyết định tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ sau khi gia nhập NATO.
Ukraine lo bị phương Tây thúc đẩy đàm phán vì e sợ Nga
Nhằm ứng phó tình hình trên, dự kiến hàng chục sĩ quan thuộc cơ quan biên phòng Frontex của Liên minh châu Âu sẽ hỗ trợ Phần Lan tuần tra biên giới dài 1.340 km với Nga từ tuần sau.
Cùng ngày, Thủ tướng Slovakia Robert Fico nhận xét chiến sự giữa Nga và Ukraine là cuộc xung đột "bị đóng băng", không thể giải quyết được bằng việc tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kyiv, theo AP đưa tin.
Nhả lãnh đạo Slovakia cho rằng cả hai phe nên ngồi vào bàn đàm phán để tìm cách giải quyết những bất đồng và tiến tới chấm dứt chiến sự.
Thủ tướng Fico dự báo chiến sự có thể kéo dài đến năm 2030 nếu Nga và Ukraine không ngồi vào bàn thương thuyết, theo AFP.
Bình luận (0)