(TNO) Sáng nay 12.6, triển lãm ảnh đặc biệt về chiến tranh Việt Nam do các phóng viên chiến trường của hãng thông tấn AP đã khai mạc tại nhà triển lãm Tràng Tiền, Hà Nội. Những bức ảnh chân thực nhất về cuộc chiến tranh tại Việt Nam được ống kính phóng viên AP ghi lại.
Nick Út bên bức ảnh cô bé Napalm Kim Phúc
|
Sáng nay, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hãng Thông tấn AP Gary Pruitt cũng có mặt tại lễ khai trương triển lãm. Nick Út, phóng viên ảnh của AP, người được công nhận trên thế giới với bức ảnh chụp cô bé Napalm Kim Phúc, bức ảnh đoạt giải Pulitzer năm 1973 chia sẻ với báo chí về những năm tháng là phóng viên chiến trường.
Sinh ra tại Việt Nam, Nick Út bắt đầu chụp ảnh cho AP khi mới 16 tuổi sau khi anh trai Huỳnh Thanh Mỹ, người làm phóng viên ảnh cho AP bị chết trong chiến tranh. Bản thân Nick Út cũng bị thương ba lần. Nick Út từng làm cho AP tại Tokyo, Hàn Quốc và Hà Nội. Hiện nay ông làm việc cho AP tại Văn phòng ở Los Angeles (Mỹ).
Triển lãm mở cửa từ nay tới hết ngày 26.6.
Bức ảnh Cô bé Napalm làm hình ảnh nổi bật trong triển lãm ảnh chiến tranh của AP. Cô bé bị trúng bom napalm và bị cháy sém da thịt. Nick Út bỏ máy ảnh xuống và giúp đưa Kim Phúc tới trạm xá xã, nơi các bác sĩ và y tá đã cứu sống cô
Một lính Mỹ giúp một cụ bà ốm yếu khi bà và những người trong ấp phải di dời tới ấp chiến lược. Phía sau là rặng núi bị khói che mờ
Nick Út trả lời phỏng vấn của báo chí
Hai cha con bé Lê Vũ Minh Diệu, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội tham quan triển lãm Bức ảnh của Adams cùng với tấm hình của Malcolm Browne chụp nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 và bức ảnh của Nick Út chụp cô bé bị bỏng nặng chạy khỏi cuộc tấn công bằng bom napalm năm 1972 trở thành ba trong số những bức ảnh đánh nhớ nhất của cuộc chiến tranh Dưới làn đạn bắn tỉa, một phụ nữ Việt Nam bế đứa trẻ đến nơi trú ẩn trong khi Thủy quân lục chiến Mỹ đang tấn công làng Mỹ Sơn, gần Đà Nẵng để tìm quân giải phóng Một cố vấn Mỹ dùng bạt làm võng buộc vào đòn gánh để đưa một người lính bị thương tới máy bay trực thăng Mỹ để sơ tán về Sài Gòn Lính cứu thương Thomas Cole, từ thành phố Richmon bang Virginia ngước nhìn lên với một con mắt không bị băng trong khi chữa trị cho Thượng sĩ Harrison Pell từ thành phố Hazleton, bang Pennsylvania trong một trận giao tranh với quân giải phóng
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng trưởng cảnh sát Việt Nam cộng hòa, dùng súng lục bắn vào đầu Nguyễn Văn Lém, người bị tình nghi là quân giải phóng trên một con phố Sài Gòn vào thời điểm đầu cuộc tổng tấn công 1968. Bức ảnh này của Eddie Adams đã giành được giải Pulitzer cho ảnh thời sự năm 1969Một người lính mang súng trường bảo vệ đồng đội bị thương khi hai người này bò trong bùn trong một trận giao tranh gần Phước Vĩnh, một người lính khác nhìn phía sau khúc gỗ. Trong trận đánh kéo dài 30 phút, sáu lính của đại đội B, tiểu đoàn 1, trung đoàn bộ binh 16, sư đoàn 1 bị giết và 12 người khác bị thương Tây Ninh, ngày 19.3.1964, một người cha đau đớn ôm thi hài con mình trong khi lính biệt kích Việt Nam cộng hòa ngồi trên xe bọc thép nhìn xuống. Bức ảnh này của Horst Faas nhận được giải Pulitzer năm 1965
Một người lính Việt Nam cộng hòa quỳ xuống bên dãy bao bố đựng xác đồng đội ở bờ ruộng lúa tại đảo Tân Định ở đồng bằng Sông Cửu Long. Sau hai ngày tuần tra mà không có kết quả, đơn vị này bị quân giải phóng bao vây tấn công. Sau đó máy bay trực thăng Mỹ nhầm lính Việt Nam cộng hòa là quân Giải phóng nên đã xả súng vào đơn vị này. Những lính bị chết sau đó được trực thăng mang đi Trung tá Robert L.Stirm được gia đình chào đón tại căn cứ không quân Travis ở Fairfield, bang California khi ông trở về nhà sau 5 năm rưỡi bị bắt làm tù binh chiến tranh. Người con gái đứng đầu là Lori, 15 tuổi, tiếp theo là con trai Robert, 14 tuổi, con gái Cynthia, 11 tuổi, vợ Loretta và con trai Roger 12 tuổi. Mặc dù bức ảnh diễn tả cảm xúc vui mừng tột cùng của nước Mỹ trước việc tù binh được thả nhưng câu chuyện của gia đình Stirm thực tế lại không như vậy. Stirm biết rằng vợ ông đã đệ đơn ly hôn và cuộc hôn nhân của họ kết thúc cay đắng trong năm sau. Bức ảnh này của Sal Veder giành giải Pulitzer cho ảnh phóng sự năm 1974
|
Ở Việt Nam, các phóng viên của Hãng thông tấn AP trải nghiệm mọi việc quen thuộc khi đưa tin về chiến tranh. Nhưng ở khía cạnh nào đó, đưa tin về chiến tranh ở Việt Nam là độc nhất vô nhị. Đó là cuộc chiến tranh của Mỹ lần đầu tiên không có kiểm duyệt báo chí chính thức và cũng chưa bao giờ (và cũng không có lặp lại) phóng viên được tiếp cận chiến trường dễ dàng như vậy.
Tuy nhiên, cho đến khi chiến tranh kết thúc, có ít nhất 75 phóng viên từ 16 nước bị chết hoặc mất tích và được cho là đã chết, trong số đó có 34 tại Việt Nam, 37 tại Campuchia và 4 tại Lào. Trong số này có 20 người từ Mỹ, Pháp và Nhật Bản mỗi nước có 14 người.
4 người trong số chết là phóng viên ảnh của AP, bao gồm Huỳnh Thanh Mỹ và Bernard Kolenberg, hai người bị chết trong hai vụ tháng 11.1965 và Oliver Noonan bị chết trong vụ một máy bay trực thăng Mỹ chở ông bị bắn rơi tháng 8.1969. Henri Huet chết khi máy bay trực thăng của ông bị bắn rơi năm 1971.
|
Bình luận (0)