Theo các nhà cổ sinh học Mỹ thì tổ tiên của loài chim ngày nay đã từng có răng. Chúng không phát triển một cách tùy hứng mà đó là sự tiến hóa để phù hợp với chế độ ăn đặc biệt.
Theo bài viết đăng trên chuyên san Cổ sinh vật học có xương sống, các nhà khoa học cho biết một nghiên cứu sâu về loài chim sớm Sulcavis geeorum cho thấy chúng dùng thức ăn dạng vỏ cứng. Do vậy chim phải có răng để ăn con mồi được bọc lớp vỏ bảo vệ như cua, côn trùng…
Một hóa thạch từ kỷ Phấn trắng sớm cách đây 121-125 triệu năm mới được phát hiện, làm tăng thêm đáng kể sự đa dạng về răng của các loài chim sớm; đồng thời gợi ý lại sự đa dạng sinh thái ở mảng này vốn không được công nhận trước đó. Hóa thạch loài chim có răng được biết từ trước là enantiornithines, thu thập được ở Trung Quốc. Loài chim này sở hữu một hàm răng mạnh mẽ với các rãnh bề mặt bên trong làm tăng lực, nhờ vậy chúng có thể cắn nát những thực phẩm khá cứng trong thời kỳ khan hiếm thức ăn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Jingmai O'Connor nói : "Trong khi các loài chim khác đã mất răng của mình thì enantiornithines đã phát triển sang một hình thái học với định dạng răng mới”. Hãng tin UPI dẫn lời Jingmai O'Connor cho rằng các nhà khoa học không hiểu vì sao enantiornithines đã rất thành công trong việc tìm thức ăn ở kỷ Phấn trắng nhưng lại tuyệt chủng. Có thể sự khác biệt trong chế độ ăn cũng đóng một vai trò nào đó.
Song Mai
>> Hóa thạch cổ nhất địa cầu
>> Rừng hóa thạch 100 triệu năm tuổi
>> Hóa thạch loài sói đã tuyệt chủng
>> Hóa thạch" sống
>> Hóa thạch 1.800 con rùa
>> Hóa thạch loài bò sát mới
Bình luận (0)