Nhiều ý kiến cơ bản tán thành việc triển khai đề án chính quyền đô thị, vì TP.HCM là một đô thị đặc biệt nhưng cơ chế hoạt động giống như ở nông thôn nên rất chậm chạp, không phù hợp quy mô, khối lượng, tần suất, cường độ và tốc độ công việc cần xử lý điều hành, làm cho tình trạng bất cập xảy ra liên miên, kéo dài không dứt, tính chất quan liêu bàn giấy nặng nề... Vì vậy, ông Nguyễn Thọ Chân, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, lưu ý chính quyền đô thị không thể xem nhẹ chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, “vì ở các nước, làm móng tay móng chân người ta cũng đào tạo bài bản, còn ở ta không đào tạo mà vẫn cứ làm dẫn đến chất lượng kém”. Đồng quan điểm này, ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM, nhấn mạnh: “Nếu thay đổi bộ máy tổ chức nhưng không có con người tốt, tâm huyết thì thay đổi cũng như không”.
|
Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, đề nghị cần thiết kế rõ ràng hơn cơ cấu tổ chức bộ máy, làm sao để không bị chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ công chức cũng phải quy định theo tỷ lệ nào đó, ví dụ như theo quy mô dân số chẳng hạn.
Chờ Trung ương ủy quyền
Phân tích đề án, ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng đề xuất thành lập 4 TP: Đông, Tây, Nam, Bắc thể hiện rõ yêu cầu của lãnh đạo TP nặng về quy hoạch xây dựng. Điều đó chỉ đúng một phần mà chưa làm rõ yêu cầu bức xúc nhất hiện nay là làm giảm áp lực đổ xô vào nội thành, đòi hỏi phải hình thành các TP vệ tinh có sức hấp dẫn mạnh bằng cách tổ chức cộng đồng dân cư hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển y tế, giáo dục, xây dựng văn hóa tinh thần, đảm bảo môi trường trong sạch, an ninh và an toàn. “Hơn nữa, không phải hễ là TP thì không còn đất nông thôn, không còn vùng ven đô; ở đây vẫn cần có cảnh quan như vùng nông thôn với một ít ngành nghề truyền thống, cơ sở du lịch sinh thái, thậm chí giữ lại môi trường đầm lầy, sông rạch, rừng ngập nước hoặc hình thành những khu rừng mới, những công viên rừng...”, ông Trực đề xuất. Trung tướng Nguyễn Thới Bưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng đề nghị cần định hướng có thêm nhiều TP vệ tinh, chứ hiện tại vùng nông thôn của TP còn rộng lớn nhưng chỉ quy hoạch thành cấp huyện. “Mỗi một định hướng phát triển về mặt phát triển không gian đều phải đặc biệt quan tâm đến thế trận phòng thủ quốc phòng, an ninh”, tướng Bưng lưu ý.
Theo ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP.HCM, đề án đã được nghiên cứu công phu từ nhiều năm, tất nhiên cũng cần nghiên cứu bổ sung thêm để người dân thấy được mô hình mới có tính ưu việt hơn mô hình cũ. “Cái khó là sắp xếp lại địa giới hành chính vì phải thông qua Quốc hội. TP có kiến nghị 4 nội dung về thẩm quyền, ngân sách, tổ chức cán bộ và một số nội dung khác. Sắp tới, T.Ư ủy quyền cho TP cái gì thì sau này mới cụ thể được”, ông Hải cho biết.
Đình Phú
>> Đề án chính quyền đô thị TP.HCM: Dịch vụ công chưa rõ ràng
>> Xây dựng chính quyền đô thị: Tên thành phố vệ tinh chỉ là tạm thời
>> Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị ?
>> TP.HCM lên đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> Đề xuất chọn TP.HCM làm thí điểm chính quyền đô thị
>> Chủ động phối hợp thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> Thành lập Phòng Xây dựng chính quyền đô thị
>> TP.HCM thành lập Phòng Xây dựng chính quyền đô thị
>> Chính quyền đô thị
>> Cần hiến định mô hình chính quyền đô thị
Bình luận (0)