Một công ty xin tư vấn, hướng dẫn sử dụng máy vật lý trị liệu nhưng
lại 'khám bệnh bán thuốc', thậm chí kéo dài 3 tháng so với thời hạn cho
phép khiến nhiều người nghèo ở Quảng Nam dính quả lừa.
Bà Nguyễn Thị Sỹ (80 tuổi, trú xã Bình Giang) đã bị lừa mua thực phẩm chức năng - Ảnh: Xuân Thọ
|
“Kết hợp kỳ diệu”
|
Mãi đến khi một số người dân địa phương nhận thấy các lọ thuốc họ mua với giá đắt hơn nhiều so với thông tin tham khảo trên mạng liền thắc mắc, từ đó vụ việc mới vỡ lở.
Ngay lập tức, các cơ quan chức năng ở Quảng Nam vào cuộc. Theo chỉ đạo của Sở Y tế, chiều ngày 7.4 cán bộ của Phòng Y tế H.Thăng Bình đến xã Bình Giang xác minh nhưng “đoàn bán thuốc” đã bỏ đi. Sau đó, Thanh tra sở, Phòng nghiệp vụ y (Sở Y tế) xác định nhân viên Công ty HADACO đã tổ chức bán thực phẩm chức năng trái quy định.
Chiều ngày 11.4, ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam tiếp tục gửi văn bản cho Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), UBND tỉnh để báo cáo tình hình, đồng thời đề nghị chính quyền H.Thăng Bình, H.Phú Ninh (nơi Công ty HADACO được cho phép tư vấn thiết bị) ngăn chặn các hành vi khám chữa bệnh, bán thuốc, bán thực phẩm chức năng trái phép.
Văn bản có kẽ hở
Công văn số 1403/SYT-NVY do ông Huỳnh Thế Vinh, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam ký ngày 13.11.2015 chỉ cho phép Công ty HADACO tổ chức tư vấn thiết bị đến ngày 31.1.2016. Thậm chí, điểm 2 của công văn này còn ghi rõ: “Tuyệt đối không được tổ chức khám bệnh, bán thuốc và bán các thiết bị y tế tại hội thảo giới thiệu máy Star 10”. Nhưng doanh nghiệp này vẫn kéo dài hoạt động tư vấn đến đầu tháng 4, thậm chí tổ chức khám bệnh bán thuốc mà địa phương không phát hiện, vì sao?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài sự liều lĩnh của nhân viên Công ty HADACO, thì sự mập mờ trong công văn của Phòng y tế H.Thăng Bình đã tạo kẽ hở cho họ có cơ hội gian lận. Công văn số 08/CV-PYT của Phòng y tế H.Thăng Bình gửi UBND và trạm y tế ở 21 xã, thị trấn ngày 14.12.2015 đã không đề cập rõ thời hạn cuối cùng (31.1.2016) do Sở Y tế cho phép, mà chỉ ghi thời gian triển khai “kể từ ngày được địa phương thống nhất đến khi hoàn thành nhiệm vụ”. Ông Võ Tư, Phó chủ tịch UBND xã Bình Giang, khẳng định lẽ ra công văn từ huyện gửi xuống phải ấn định thời gian cụ thể để địa phương biết mà theo dõi, giám sát; chỉ cần thể hiện rõ thời hạn cho phép (đến hết ngày 31.1.2016) thì vụ việc đã không xảy ra ở Bình Giang hồi tuần qua. “Xã chỉ thống nhất tổ chức hội thảo như vậy, ai ngờ ổng tổ chức bán thực phẩm chức năng. Địa phương có kiểm tra vài lần, nhưng lúc mình đến thì không thấy bán thuốc, khi về thì tổ chức bán lại”, ông Võ Tư nói thêm.
Ngoài thiệt hại về kinh tế, sự cố còn khiến nhiều người dân bị… mất phương hướng: Dân thấy xã cho phép thì yên tâm mua; xã thấy huyện gửi văn bản thì yên tâm triển khai, dù quá thời hạn và sai lệch nội dung. Các cơ quan chức năng ở Quảng Nam đang xác định rõ đây chỉ là sự liều lĩnh của nhóm nhân viên hay do chủ trương chung của doanh nghiệp.
Bình luận (0)