Từ các biện pháp "cứng" cấm tuyệt đối việc lấn chiếm cho đến quyết định tạo cơ chế sử dụng vỉa hè đa chức năng, giao người dân tự sử dụng, tự quản lý vỉa hè, đều đã được đưa ra thảo luận, thí điểm nhưng thực tế, tình trạng tái chiếm vỉa hè, lòng đường tại TP.HCM vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Hầu hết các vỉa hè trong các đường, hẻm nhỏ đều bị trưng dụng làm chỗ để xe máy
|
Hình ảnh người đi bộ "nhường" vỉa hè cho xe máy có thể dễ dàng bắt gặp tại bất kỳ tuyến đường nào trên địa bàn thành phố
|
|
Ngay tại các đường lớn như đường Cách Mạng Tháng Tám, dù đã được chia 1 nửa diện tích vỉa hè phục vụ giữ xe khách nhưng các cửa hàng mặt tiền vẫn cố tình lấn sang cả phần của người đi bộ
|
|
Theo cơ chế giao dân tự quản vỉa hè của UBND TP.HCM, đối tượng được phép sử dụng vỉa hè phải cam kết đảm bảo 2 nguyên tắc: thứ nhất là đảm bảo giao thông, chừa lại ít nhất từ 1,5 - 2 m dành cho người đi bộ. Thứ hai, phải tự quản lý, cam kết không lấn chiếm, giữ gìn vệ sinh khu vực tự quản. Tuy nhiên thực tế, phần vạch kẻ vàng như đoạn đường trên lại ưu tiên cho việc trông giữ xe nhiều hơn. Thêm cột điện cùng chỗ ngồi cho bác trông xe nữa, người đi bộ đành phải xuống đường
|
Cũng trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến Võ Văn Tần (quận 3), cả phần vỉa hè lớn bị chiếm dụng hoàn toàn phục vụ kinh doanh hàng nước, quán cơm
|
Chưa nhắc đến chuyện bị hoạt động kinh doanh của người dân chiếm vỉa hè, bản thân việc cấp phép xây dựng cho các công trình nhà ở, tòa nhà mặt tiền lấn quá nhiều ra ngoài cũng khiến nhiều tuyến đường của thành phố gần như không còn vỉa hè mà đi.
Vỉa hè chỉ đủ cho 1 cái... cột điện
|
Người đi bộ phải xuống lòng đường
|
Trụ điện, cây xanh bố trí bất hợp lý, chắn giữa đoạn vỉa hè đường Nguyễn Thị Diệu (quận 3)
|
Không chỉ bị lấm chiếm, người dân TP.HCM cũng như khách du lịch đi bộ trên vỉa hè cũng không "yên" vì tình trạng kẹt xe ngày càng gia tăng khiến các phương tiện xe máy thường xuyên đi lên cả vỉa hè, gây nguy cơ cao mất an toàn cho người đi bộ.
|
|
Lên đến vỉa hè vẫn phải lo nhường đường cho xe máy
|
Bên cạnh đó, hệ thống đèn tín hiệu, phân luồng giao thông bất hợp lý cũng khiến người đi bộ gần như không có thời gian sang đường an toàn tại các điểm giao cắt.
KS Vũ Thắng, nguyên Phó giám đốc Phân viện Thiết kế Tổng hợp Sở GTVT TP.HCM nhận định việc cho phép phương tiện rẽ phải khi đèn đỏ, hai làn xe đối nhau được phép rẽ trái khi cùng đèn xanh khiến dù trong khung thời gian được phép nhưng người đi bộ vẫn bị xung đột với các phương tiện khác tham gia giao thông. Điều này vừa gây mất an toàn cho người đi bộ, vừa tăng khả năng ùn tắc giao thông tại các giao điểm.
|
Đèn xanh cho người đi bộ nhưng phương tiện ở đường song song vẫn được phép di chuyển
|
|
Đèn xanh nhưng chờ mãi vẫn chưa hết xe để qua đường H.Mai
|
Bình luận (0)