Chó hiện đại bị "mất gốc"

23/05/2012 16:50 GMT+7

(TNO) Các nhà nghiên cứu Anh nói rằng việc lai giống chó trong suốt hàng ngàn năm qua đã khiến loài vật này trong thời hiện đại “bị tách rời” với tổ tiên cổ xưa của chúng.

(TNO) Các nhà nghiên cứu Anh nói rằng việc lai giống chó trong hàng ngàn năm qua đã khiến loài vật này trong thời hiện đại "bị tách rời" với tổ tiên cổ xưa của chúng, theo hãng tin UPI.

Một kết quả phân tích cấu trúc di truyền của loài chó thời hiện đại cho thấy các giống chó hiện tại hầu như không có điểm chung với tổ tiên cổ xưa của chúng.

Điều đó khiến việc lần ra nguồn gốc di truyền cổ của các con vật cưng ngày nay trở nên cực kỳ khó khăn, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Durham (Anh) thừa nhận.

Kết quả các cuộc nghiên cứu về di truyền cho thấy các giống chó như Akita, Afghan Hound và Chinese Shar-Pei, vốn thường được xếp loại “cổ”, chẳng gần gũi hơn với những con chó nhà đầu tiên bao nhiêu so với các giống chó khác.

Điều này đã gây trở ngại cho việc xác định lịch sử ban đầu của việc thuần hóa chó bao gồm nơi chốn, thời điểm và số lần diễn ra, nhóm nghiên cứu cho biết.

“Loài vật đáng yêu này đã đồng hành với chúng ta qua mọi thời kỳ, châu lục. Song, trớ trêu thay, sự hiện diện khắp nơi của chó cùng với lịch sử bí ẩn của chúng đã khiến nguồn gốc của loài vật này trở nên mơ hồ và khiến chúng tôi khó biết được chó đã trở thành bằng hữu tốt nhất của con người như thế nào”, chuyên gia sinh học tiến hóa Gregor Larsen nói.

“Tất cả các con chó đã trải qua nhiều lần lai giống đến mức chúng ta không thể lần dò ngược lại được những tổ tiên ban đầu của chúng”, ông Larsen nhấn mạnh.

Quyên Quân

>> Từ siêu thị đến bệnh viện dành cho... chó, mèo
>> Vụ kiện giành… chó
>> Chó gọi cảnh sát nhờ giải cứu
>> Xài Wi-Fi miễn phí... nhờ hốt phân "cún cưng
>> Con chó nhỏ chưa từng có

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.