Chơi tết, du xuân cẩn thận kẻo bị ‘chặt chém’

02/02/2014 16:15 GMT+7

Đã từ lâu, ở vào thời điểm đầu xuân năm mới thì mọi người đi chơi xuân, trẩy hội thường bị “chặt chém” bởi những cái giá… ở trên trời! Những người làm dịch vụ, kinh doanh hàng ăn uống bấy lâu vẫn thường “té nước theo mưa”, tranh thủ cơ hội những ngày lễ tết mà mọi người đi chơi để “gặt” tiền của thiên hạ.

Đã từ lâu, ở vào thời điểm đầu năm mới, mọi người đi chơi xuân, trẩy hội thường bị “chặt chém” bởi những cái giá… ở trên trời.

 
Vì cái câu trả lời giống nhau - “Giá tết mà!” - mà nhiều địa điểm trông giữ xe tha hồ "chặt chém" những du khách vui xuân, trẩy hội. - Ảnh minh họa: Thúy Hằng

Đã từ lâu, ở vào thời điểm đầu năm mới, mọi người đi chơi xuân, trẩy hội thường bị “chặt chém” bởi những cái giá… ở trên trời!

Những người làm dịch vụ, kinh doanh hàng ăn uống bấy lâu vẫn thường “té nước theo mưa”, tranh thủ cơ hội những ngày lễ tết mà mọi người đi chơi để “gặt” tiền của thiên hạ. Chẳng riêng gì hàng uống mà các dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô và nhiều loại dịch vụ phục vụ cho những ngày xuân người ta cũng vin vào cái tết để lấy cái giá theo ý mình muốn, nếu như khách không mặc cả trước.

Để tránh bị chặt chém một cách thái quá khi đi chơi tết, du xuân thì mọi người cần phải lưu ý vài điều cốt lõi sau:

Hàng ăn, nhất là hàng bán bún ốc, bún riêu cua thường - là thứ khoái khẩu của nhiều người sau mấy ngày tết - ngấy ngúa thịt, cùng nhiều thứ đồ ăn khác. Chính vì lẽ đó mà các quán bún rất đông khách, và các chủ hàng phục vụ khách thậm chí cả 24/24 giờ. Ở một số nơi người ta có treo biển đề bảng giá hẳn hoi thì bạn ăn xong chỉ việc trả tiền y như mức giá quy định.

Tuy nhiên, ở khá nhiều hàng, khi ăn xong, bạn hỏi tiền thì mới được chủ hàng “phát giá”, và một số chủ hàng vô lương tâm, làm ăn theo kiểu chụp giật đã đòi những cái giá “quá chát” khiến bạn “ngã” người.

Dịp đầu xuân năm ngoái, nhiều người đã bị “chém”: một bát bún ốc có giá tới 50.000-60.000 đồng mà khách chi trả vẫn phải tươi cười. Thắc mắc “Sao đắt vậy?” thì sẽ nhận được câu trả lời giống nhau là: “Giá tết mà!”.

Vẫn biết là những ngày năm mới, trong lúc mọi người đi chơi mà mình thì phục vụ là vất vả thì việc lấy lãi nhiều hơn là chấp nhận được, thế nhưng làm ăn theo kiểu “chém” đứt cổ như vậy thì e là quá thất đức.

Nếu đi tham dự, du xuân ở các lễ hội vùng miền thì chuyện ăn uống cũng luôn phải đề phòng bởi những người kinh doanh ở những địa điểm lễ hội họ chẳng cần biết khách là ai, ở đâu đến nên cứ… "chém" thẳng tay vì họ đâu có làm ăn lâu, chỉ qua mấy ngày lễ hội là giải tán và năm sau họ lại “chém” những khách hàng mới. Vì vậy, khi ăn uống, bạn cứ không ngại mà cứ hỏi giá trước để yên tâm là sẽ không bị "chém".

Đối với dịch vụ trông giữ xe thì bạn càng phải thận trọng và đừng bao giờ không hỏi giá vé trông giữ xe là bao nhiều rồi mới mang xe vào bãi gửi. Chỉ trong phạm vi Hà Nội trong đêm Giao thừa, năm nào nhiều người đi xem pháo hoa, đi lễ đền chùa, miếu phủ… cũng bị "chặt chém" giá gửi xe máy tới 30.000-50.000 đồng/xe; và ô tô là 100.000-200.000 đồng/xe. Nếu bạn hỏi giá trước thì có khi chỉ phải mất 10.000-20.000 đồng/xe máy, và 40.000-60.000 đồng/ô tô.

Khi ra tới các vùng miền có lễ hội bạn cũng không được bỏ thói quen hỏi xem giá giữ xe là bao nhiêu vì đó là quyền lợi sát sườn của bạn và cũng tránh phiền phức khi lấy xe mới hỏi thì lúc đó chủ trông giữ đòi bao nhiêu bạn cũng phải trả.

Nếu không trả thì có khi xảy ra cãi cọ, thậm chí xô xát và bạn là người từ nơi khác tới chắc chắn sẽ nhận phần thiệt thòi…

Để những ngày đi du xuân, chơi tết thực sự vui vẻ, tránh phiền phức và đặc biệt là không bị “móc túi” với hình thức bị “chặt chém” thì bạn hãy ghi nhớ một điều đơn giản nhất; đó là: Hỏi giá trước rồi mới ăn, mới sử dụng dịch vụ!

Nguyễn Duy Hoàng
(Đại học Luật - Hà Nội)

*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một sinh viên Đại học Luật Hà Nội

>> Giữ xe 'chặt chém
>> Lại giữ xe 'chặt chém
>> Chặt chém' phí đổi tiền lì xì
>> Tái diễn 'chặt chém' du khách ở chợ đêm Đà Lạt
>> Xử lý 3 xích lô 'chặt chém' du khách
>> Dịch vụ trông xe ‘chặt chém’ ở bến Giáp Bát
>> Công bố 6 số điện thoại nóng để chống 'chặt chém' du khách

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.