'Chơi' ví điện tử, nhớ xem kỹ… phí

18/04/2016 13:00 GMT+7

Để phòng tránh những rủi ro như bị mất cắp, đánh cắp thông tin khi sử dụng thẻ tín dụng dẫn đến chủ thẻ có thể bị mất nhiều tiền, không ít người sử dụng ví điện tử để thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, dùng dịch vụ này cần lưu ý các loại phí.

Để phòng tránh những rủi ro như bị mất cắp, đánh cắp thông tin khi sử dụng thẻ tín dụng dẫn đến chủ thẻ có thể bị mất nhiều tiền, không ít người sử dụng ví điện tử để thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, dùng dịch vụ này cần lưu ý các loại phí.

Ảnh: ShutterstockẢnh: Shutterstock
Có thể hiểu nôm na, ví điện tử là một tài khoản, giống như "ví tiền" trên internet, giúp người dùng có thể thanh toán các khoản phí hoặc giao dịch qua mạng, từ mua bán hàng hóa đến thanh toán hóa đơn các dịch vụ như tiền nước, tiền điện, nạp tiền điện thoại, phí bảo hiểm... Dịch vụ này hiện có thể sử dụng trên cả máy tính hoặc thông qua điện thoại di động.
Rủi ro thấp…
Tại VN, ví điện tử dù chỉ mới phát triển thử nghiệm trong vài năm qua và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép chính thức từ giữa năm 2015, nhưng đến nay đã có cả chục loại ví điện tử được cung ứng ra thị trường. Các đơn vị phát hành ví đều đang cố gắng hoàn thiện sự tiện dụng cho khách hàng và mở rộng mạng lưới thanh toán thông qua các đối tác từ nhà cung cấp dịch vụ, các cửa hàng tiện ích đến nhiều ngân hàng hay công ty bảo hiểm.


Việc nạp tiền vào ví, chuyển tiền hay rút tiền từ ví sẽ chịu mức phí tùy theo từng giao dịch. Mỗi nhà cung cấp ví sẽ có mức phí khác nhau cộng với phí giao dịch thông qua ngân hàng

Không ai khẳng định ví điện tử là tuyệt đối an toàn, nhưng với việc chỉ khi cần giao dịch, người sử dụng mới chuyển vào ví một số tiền nhất định (giống như bỏ tiền vào ví trước khi đi mua hàng), thay vì để tất cả tiền vào tài khoản như thẻ tín dụng, sẽ giúp giảm thiểu số tiền bị mất trong trường hợp xảy ra rủi ro. Dù vậy, cũng giống sử dụng các loại thẻ tín dụng hay tài khoản trên internet, chủ ví cần tránh việc để lộ thông tin, chia sẻ mật khẩu hoặc sử dụng chung tài khoản; hạn chế các giao dịch bằng ví tại các hệ thống máy tính công cộng; đăng xuất khỏi ví sau mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, nên kiểm tra và lưu giữ thông tin về trạng thái các giao dịch đã thực hiện cũng như thường xuyên theo dõi tin tức, thông báo của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán để biết các quy định hoặc yêu cầu mới liên quan đến loại ví mình đang sử dụng. Điểm khác cần lưu ý là hiện các công ty đều áp dụng chính sách bảo mật bằng công nghệ xác thực OTP (gửi mã xác nhận qua tin nhắn điện thoại di động) nên người dùng phải sử dụng chính số điện thoại của mình để đăng ký, nhằm bảo đảm an toàn cho ví tiền cá nhân.


Kiểm soát hạn mức giao dịch
Cũng giống như ngân hàng, các đơn vị phát hành ví điện tử có quy định giới hạn số tiền chuyển khoản thanh toán của mỗi tài khoản như 10 triệu đồng/giao dịch hay 20 triệu đồng/giao dịch... nhằm kiểm soát rủi ro và đây cũng là hạn mức rút tiền khỏi ví.

... nhưng coi chừng phí
Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử đều không thu phí thường niên như các loại thẻ tín dụng và cũng không thu phí khi thanh toán đối với người mua. Tuy nhiên, việc nạp tiền vào ví, chuyển tiền hay rút tiền từ ví sẽ chịu mức phí tùy theo từng giao dịch. Mỗi nhà cung cấp ví sẽ có mức phí khác nhau cộng với phí giao dịch thông qua ngân hàng. Ví dụ, nạp tiền online từ các loại thẻ ngân hàng nội địa vào ví điện tử có phí 0,55 - 1,65%; nạp tiền thông qua chuyển khoản thì chịu theo mức phí của ngân hàng. Riêng phí nạp tiền vào ví điện tử từ các loại thẻ tín dụng quốc tế khá cao, có thể lên đến 3% số tiền nạp.
Mức phí rút tiền ngược lại từ ví điện tử sang tài khoản ngân hàng cũng tùy thuộc vào từng loại ví điện tử. Có nhà phát hành ví ấn định cụ thể số tiền phí mỗi lần giao dịch như 5.000 đồng/giao dịch - 15.000 đồng/giao dịch, một số khác lại tính theo tỷ lệ phần trăm số tiền giao dịch như 0,3%, hoặc tính theo mức phí chuyển khoản của các ngân hàng nơi giao dịch...
Nhìn chung, người dùng nên đọc kỹ biểu phí và các quy định của từng loại ví trước khi đăng ký sử dụng để có sự chọn lựa phù hợp cũng như tránh mất phí “oan” cho những giao dịch không cần thiết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.