Chống thấm mùa mưa

04/07/2015 14:00 GMT+7

(TNTS) Thấm được ví như là “căn bệnh ung thư” rất khó trị với ngôi nhà của bạn và nó thường hoành hành trong mùa mưa. Dưới đây là tư vấn của các chuyên gia về vấn đề nhiều người quan tâm: Chống thấm dột như thế nào cho hiệu quả?

(TNTS) Thấm được ví như là “căn bệnh ung thư” rất khó trị với ngôi nhà của bạn và nó thường hoành hành trong mùa mưa. Dưới đây là tư vấn của các chuyên gia về vấn đề nhiều người quan tâm: Chống thấm dột như thế nào cho hiệu quả?

Chống thấm mùa mưaChống thấm sân thượng
Theo giới thi công xây dựng, chống thấm là một trong những khâu quan trọng khi xây một căn nhà, tuy nhiên, cũng là khâu dễ bị đơn vị thi công lẫn gia chủ bỏ qua nhất. Kiến trúc sư Lê Thị Ánh Nguyệt, Giám đốc Công ty kiến trúc Bách Việt khẳng định, một khi đã bị thấm thì sự cố đó không chỉ xảy ra ở điểm A mà có thể đi đến điểm Z, rất khó để trị dứt điểm. Nếu không chống thấm tốt trong quá trình thi công thì sau đó là nỗi phiền toái triền miên của gia chủ vì phải chịu trận, còn các đơn vị thi công thì cũng đau đầu khi đi tìm nguyên nhân thấm dột.
Mỗi kiểu thấm dột cần một cách xử lý khác nhau.
Thấm do lớp chống thấm ban đầu không đạt chất lượng:
Phải đục bỏ lớp hồ nằm trên lớp chống thấm. Sau đó làm vệ sinh sạch lớp chống thấm cũ rồi phủ lớp chống thấm mới.
Thấm do vết nứt của bê tông:
Nếu thấm do nứt kết cấu thì cần xử lý vết nứt trước bằng cách dùng keo chuyên dụng bơm vào vết nứt. Sau đó, phủ lớp chống thấm có gốc xi măng kháng nước lên bề mặt rồi phủ lớp vữa bảo vệ lên trên.
Thấm quanh phễu thu nước thải:
Dùng keo chuyên dụng - loại “ăn” chặt cả bê tông lẫn nhựa, hoặc inox trám xung quanh chỗ tiếp giáp giữa phễu với bê tông. Sau đó tô lớp chống thấm có gốc xi măng kháng nước rồi tô tường làm đẹp lại bằng sơn nước.
Thấm do nứt tường:
Nếu vết nứt lớn (từ 2 mm trở lên) thì trám vữa xi măng vào chỗ nứt rồi tô lớp chống thấm chuyên dụng lên trên, sau đó tô tường làm đẹp lại bằng sơn nước.
Thấm tường từ bên ngoài
Nếu bên ngoài tường có khoảng không gian trống thì chống thấm bằng cách tô lớp chống thấm chuyên dụng trực tiếp lên tường. Nên chọn loại không làm ảnh hưởng nhiều đến màu sơn của tường sau khi tô lớp chống thấm. Nếu bên ngoài tường tiếp giáp với công trình nhà khác thì phải thực hiện chống thấm ngược - chống thấm từ bên trong bằng cách cạo bỏ lớp matic cũ rồi phủ lên lớp chống thấm, sau đó phủ lớp vữa rồi sơn lại cho đẹp nhà.
 
Hiện nay, trên thị trường có hàng chục thương hiệu được quảng cáo có tác dụng chống thấm tốt cả trong và sau quá trình thi công nhà như Intoc, Kova, SiKa... Tuy nhiên, theo giới xây dựng thì hiện không chỉ riêng VN, mà trên thế giới vẫn chưa có tiêu chuẩn chất lượng chung cho sản phẩm chống thấm nên người mua không biết dựa vào đâu để nhận biết nhãn hiệu nào đạt chất lượng cao. Theo thạc sĩ Đỗ Thành Tích, Giám đốc Công ty chống thấm Intoc, chỉ có một cách duy nhất là chọn nhãn hiệu chống thấm đã từng được ứng dụng thực tế trên nhà và đạt hiệu quả từ 5 năm trở lên.
Quan điểm sai lầm khi mua sản phẩm chống thấm
- Xem nhẹ chất lượng sản phẩm chống thấm, cho rằng đây là khâu không quan trọng nên dành chi phí cho sản phẩm này rất ít, mua sản phẩm không đạt chất lượng cho việc chống thấm trong quá trình thi công. Hậu quả là sau khi xây nhà lại phải tiếp tục chống thấm mà vẫn không xong, trong khi đó, chi phí cho việc chống thấm sau khi nhà đã được đưa vào sử dụng sẽ phải tốn kém hơn nhiều so với chống thấm trong quá trình xây.
- Quan niệm sản phẩm đắt tiền nhất là chất lượng nhất. Thực tế cho thấy nhiều sản phẩm chống thấm được nhập từ châu Âu có giá bán cao gấp nhiều lần hàng trong nước nhưng lại không phù hợp với môi trường, khí hậu của VN nên cũng không mang lại hiệu quả cao.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.