Đang làm việc tại Phòng Nội vụ quận 1 (TP.HCM) ông Bùi Minh Tiến được phân công về làm Chủ tịch UBND phường Cầu Ông Lãnh. Dù đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng ngày đi sâu vào trong các con hẻm không thấy ánh nắng mặt trời, ông Tiến đã mất ngủ vì thấy bà con còn khổ nhiều và lo sợ vấn đề cháy nổ trong các khu ổ chuột ngay trung tâm.
Lo cháy trong ‘khu ổ chuột’
Mở đầu câu chuyện, tôi hỏi ông Tiến về tình hình chung trên địa bàn phường, ông Tiến cho biết: “Nằm ngay trung tâm TP, phường Cầu Ông Lãnh có 14.000 dân nhưng có đến gần 1.000 người nghèo”. Tôi ngạc nhiên: “Vì sao lại nhiều như vậy?”.
tin liên quan
Trưởng công an xã xin nghỉ việc vì lương thấp, vợ đòi ly dịMột Trưởng công an xã ở Hà Tĩnh vừa viết đơn xin nghỉ việc để vào Nam làm thuê, do công việc nhiều áp lực nhưng thu nhập quá thấp, dẫn tới gia đình lục đục, vợ đòi ly dị.
|
Theo ông Tiến, khu chợ Cầu Muối có 419 sạp chợ giờ người dân cải tạo thành nhà ở theo hình thức xây các bức xung quanh. Mỗi nhà chỉ khoảng 6 m2 mà vừa để xe, nấu ăn, sinh hoạt, thậm chí là buôn bán. Còn chợ Gà Gạo có 172 sạp cải tạo thành nhà ở nhưng chủ yếu là dựng tôn, ép ván nên việc phòng cháy phải đặt lên hàng đầu.
“Nhà ở khu chợ Gà Gạo và chợ Cầu Muối chằng chịt với nhau. Do vậy, vấn đề cháy nổ khiến tôi thật sự lo sợ. Nhất là Rằm tháng Bảy và lễ, tết, anh em trong phường lại chia nhau xuống vận động từng nhà về việc đốt vàng mã”, ông Tiến chia sẻ.
Những lo lắng của ông Tiến rõ ràng là có cơ sở vì hồi cuối năm 2015, khu chợ Gà Gạo từng xảy ra một vụ cháy lớn khiến hàng chục hộ dân phải “màn trời chiếu đất” trong thời gian chờ thu dọn đống tàn tro, sửa sang nhà cửa.
‘Không áp lực chuyện vỉa hè’
Ông Tiến tâm sự, phường nhiều hộ nghèo nên họ phải tìm cách mưu sinh mà trình độ hạn chế, sức khỏe hạn chế nên họ buộc phải buôn bán lòng lề đường để tìm cách sống. Do vậy, những lần xử lý lòng, lề đường ông cũng phải cân nhắc làm sao để thấu tình đạt lý.
|
Chúng tôi hỏi tiếp: “Khi ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Q.1 đề xuất điều chuyển ông vì vấn đề liên quan trật tự đô thị có khiến ông bị áp lực không?”. Ông Tiến trả lời rằng bản thân không bị áp lực vì cả ông và cán bộ của phường đều làm việc hết mình. Nếu coi đó là áp lực thì làm việc không được, do vậy ngược lại ông coi đó là động lực để cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc.
Trăn trở vì người nghèo ở trung tâm
Khác với những ông Chủ tịch khác, những cuộc họp thuộc các lĩnh vực phụ trách của cấp phó ông sẽ phân công Phó Chủ tịch đi dự, còn lại thì ông tham gia. Phần lớn thời gian, ông Tiến ở trụ sở để giải quyết công việc, trực hành chính, tiếp dân hoặc đi bộ vào các khu dân cư để nói chuyện cùng bà con.
“Có lần đến thăm bà con trong các hẻm vào chiều tối 30 Tết, nhìn mâm cơm họ chuẩn bị để cúng gia tiên mà tôi rớt nước mắt. Mâm cơm đơn giản, thiếu thốn đủ thứ, nhìn xót xa lắm. Vậy là tôi quyết tâm phải làm gì đó để bà con bớt khổ”, ông Tiến kể.
Nói là làm, ông Tiến tìm các đơn vị, doanh nghiệp để mở nhiều ngày hội việc làm. Nhờ vậy, nhiều người dân của phường đã chuyển đổi nghề nghiệp và có mức thu nhập ổn định hơn.
Ông Tiến nhớ như in ngày đầu về địa phương, khi ông đi vào trong khu chợ Gà Gạo để thăm hỏi người dân về vấn đề dân sinh, Trưởng Công an phường nghe vậy liền cử người đi cùng để… đảm bảo an toàn.
|
So với thời điểm 2 năm trước, chợ Gà Gạo hiện khang trang, nhiều nhà mới sạch đẹp nhưng những lối đi vẫn nhỏ, đan xen vào nhau như ngày nào. Những người già buôn bán trong chợ gặp ông Tiến thì tay bắt mặt mừng, ông Tiến dừng lại chào rồi hỏi thăm sức khỏe, tình hình buôn bán như những người thân.
Một cụ bà bán bánh tráng trải lòng: “Mấy nay mưa không bán được” nên ông Tiến đã mua một bịch to và không lấy lại tiền thừa để ủng hộ cụ. “Cảm ơn ông Chủ tịch nhiều nghen!”, bà cụ cười móm mém.
Vừa đi thêm một đoạn, một người dân thấy ông Tiến lại cười chào: “Ông Chủ tịch đi chợ à?” rồi hai người nói chuyện một chặp xong mới đi tiếp. Lúc này, tôi có cảm nhận như mình đang chứng kiến một ông chủ tịch thân thiện giống ở các vùng quê hơn là TP.
|
Niềm vui với “nghề” Chủ tịch phường của ông Tiến cũng giống như nhiều người đồng nghiệp khác, đó là mỗi lần nhận được sự chia sẻ, hỏi thăm của người dân, dù đó là thời điểm nào vì “dân tin tưởng thì mới tâm sự, chia sẻ với mình như thế”.
tin liên quan
Giáo viên lương hơn 10 triệu/ tháng 'dứt áo' ra khỏi biên chếMột thạc sĩ là giáo viên trong biên chế ngành giáo dục, nhận lương 10,1 triệu đồng vừa gửi đơn xin nghỉ dạy để đi làm ngoài gây xôn xao dư luận tại Quảng Ninh.
Dành hết thời gian để giải quyết công việc, chăm lo đời sống người dân. Có những ngày, ông Tiến về đến nhà thì cô con gái rượu đã ngủ từ lúc nào…
Bình luận (0)