Chính phủ hiện tại ở Úc vẫn còn quá mới và đối với G20 vẫn còn quá xa lạ. Thêm vào đó, lâu nay rất hiếm khi người đứng đầu chính phủ Úc tới dự WEF. Trên thế giới hiện tại lại hiếm nơi nào có thể tạo nên hiệu ứng truyền thông đắc dụng như diễn đàn này. Tuy nhiên, việc ông Abbott mới chỉ đưa ra được ý tưởng tích cực chứ chưa cho biết cụ thể sẽ thực hiện như thế nào thì lại có phần lợi bất cập hại đối với lòng tin vào khả năng chèo lái G20 của Úc.
Thủ tướng Abbott tránh đề cập những lĩnh vực mà chính quyền Canberra có quan điểm khác biệt với bên ngoài. Ông chủ ý tiếp tục những gì được G20 lưu tâm mặt khác tập trung thúc đẩy đầu tư của giới kinh tế tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ tăng trưởng.
Cho nên chương trình cho G20 được công bố ở Davos bao gồm tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng cường khả năng đề kháng khủng hoảng của kinh tế thế giới, thúc đẩy thương mại tự do và đầu tư của tư nhân vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các nước đang phát triển, hoàn tất cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, cải tổ IMF, chống tham nhũng…
Chủ định ấy thật tích cực vì những nội dung ấy đều cấp thiết. Nhưng nếu chỉ như thế thì lại vẫn không cụ thể, thậm chí mơ hồ nên khó khả thi và chẳng giúp ích được nhiều cho G20.
Thảo Nguyên
>> Tin tặc Trung Quốc theo dõi các ngoại trưởng châu Âu trước G20
>> Nga dùng USB để theo dõi lãnh đạo G20?
>> Hai nghị sĩ Mỹ đòi đưa hội nghị G20 ra khỏi Nga
>> Tình báo Anh nghe lén cả điện thoại quan chức G20
>> Anh - Argentina đôi co tại hội nghị G20
Bình luận (0)