Trong cuộc hội thảo quốc tế Hướng đến những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của luật Biển trong việc duy trì trật tự trên biển, nhiều chuyên gia nhận định việc thông qua dự thảo khung của Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là một tín hiệu mừng, nhưng chưa thể lạc quan bộ quy tắc có thể đảm bảo trật tự trên biển tại Biển Đông.
|
Hội thảo trên do Vụ Biển Đông - Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức ngày 12.9 ở Hà Nội, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ nhiều nước.
Một trong những vấn đề thời sự làm “nóng” hội thảo là việc các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc vừa thông qua dự thảo khung của COC tại hội nghị diễn ra vào tháng 8 vừa qua ở Manila, Philippines. Ông Abhijit Singh, thành viên cấp cao - Viện trưởng Viện Sáng kiến an ninh hàng hải, Tổ chức Nghiên cứu quan sát viên ORF (New Dehli, Ấn Độ), nhìn nhận: “Theo nhiều nhà quan sát, đây chưa phải là bước đột phá có ý nghĩa, bởi bộ quy tắc này không điều chỉnh hành vi thực tế của Trung Quốc trong các hoạt động biển”.
tin liên quan
Đề nghị thúc đẩy cơ chế đàm phán trên biển giữa Việt Nam - Trung QuốcHội kiến với ông Trương Cao Lệ, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị thúc đẩy cơ chế đàm phán trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc.
TS Mariko Kawano, GS luật quốc tế Khoa Luật Trường đại học Waseda, cũng cho rằng COC mới chỉ là cái khung và các quy tắc cụ thể vẫn chưa được phát triển. TS Lê Đình Tĩnh, Phó viện trưởng Viện Biển Đông, nghiên cứu viên cao cấp, Học viện Ngoại giao cũng nhấn mạnh COC muốn đạt được hiệu quả phải có “ràng buộc pháp lý”.
Bình luận (0)