>> Vụ công ty nhà nước chi lương lãnh đạo cao bất thường: Người lao động bị đối xử bất bình đẳng
>> Hàng loạt công ty nhà nước chi lương lãnh đạo cao bất thường
>> Lương giám đốc doanh nghiệp công ích cao gấp... 41 lần lao động mùa vụ
>> Cơ sở nào để chi mức lương cho giám đốc 2,6 tỉ đồng/năm ?
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nói: "Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp công, mà đã là doanh nghiệp công thì lương bổng phải quy định theo luật. Nó không phải là tư. Nếu là tư nhân thì tự anh quyết lương".
Thanh Niên Online: Như vậy thì doanh nghiệp công ích không thể nào có mức lương cao bất thường?
- Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng: Không thể nào có được. Doanh nghiệp nhà nước có thể có thêm một khoản nào đó nhưng cũng phải nằm trong quy định, không phải anh tự quyết được. Trong trường hợp nào đó thì sự công bằng là rất quan trọng, cấp quản lý bao nhiêu, người lao động trực tiếp bao nhiêu, sự tương quan phải bảo đảm.
|
Rõ ràng trong dịch vụ công có một quy định rất là căn bản, đó là giá cả thì công chúng phải chấp nhận được, anh (doanh nghiệp công ích - PV) không thể lấy giá trên trời. Nếu lấy giá trên trời thì mới có thể trả lương trên trời. Đối với doanh nghiệp công ích phục vụ công chúng, không hẳn công chúng trả tiền, nhưng họ trả qua thuế, thông qua chính quyền. Nếu lấy mức cao thì không hợp lý. Mà không lấy cao thì khó có thể trả được mức lương cao.
Nếu tư nhân anh làm được nhiều thì anh chia nhiều cũng không sao cả, nhưng ở đây tiền chính quyền trả (ngân sách - PV) thì trong khuôn khổ của cái chung thì cách phân chia đã tương đối rõ rồi, không thể chênh nhau một cách quá đáng.
* Ông nghĩ thế nào về việc cần phải rà soát lại cách chi trả lương tại các doanh nghiệp công ích trên phạm vi cả nước?
- Rà soát lại là đúng thôi. Cần thiết phải rà soát. Nếu anh (doanh nghiệp công ích - PV) chi lương rất cao thì rõ ràng tiền ngân sách phải trả là rất lớn để mua dịch vụ đó cho dân. Nhưng nguyên tắc tiền ngân sách là của mọi người dân, dù có mua dịch vụ công thì cũng với giá hợp lý.
Do vậy, nếu chính quyền không tham gia, không có ý kiến thì thiếu trách nhiệm với dân, tiêu tiền của dân không hợp lý, vì thực chất, chẳng hạn như việc thoát nước thì người dân không trả tiền trực tiếp mà trả thông qua chính quyền, rồi chính quyền thuê làm dịch vụ đó.
* Ông có từng nghĩ có chuyện giám đốc doanh nghiệp công ích nhà nước nhận lương đến 2,6 tỉ đồng/năm?
- Tôi chưa từng nghĩ.
* Ông có thật sự bất ngờ?
- Tất nhiên là bất ngờ! Bây giờ lương thứ trưởng như tôi khoảng 12 triệu đồng/tháng (144 triệu đồng/năm).
* Xin cảm ơn ông!
"Xén" quyền lợi người lao động Theo kết luận của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà, hàng loạt doanh nghiệp công ích của nhà nước trên địa bàn thành phố chi lương lãnh đạo cao bất thường, trong khi mức lương trả cho người lao động thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, tại Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị, trong năm 2012, lương của giám đốc 2,6 tỉ đồng, Chủ tịch Hội đồng thành viên là 1,6 tỉ đồng, kế toán trưởng là 1,67 tỉ đồng, Phó giám đốc là 969 triệu đồng, trong khi đó lương bình quân người lao động mùa vụ chỉ có 65,16 triệu đồng. Như vậy, tại công ty này, lương của giám đốc cao gấp 41 lần lương của người lao động. Tại Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP.HCM, lương giám đốc 2,2 tỉ đồng/năm, lương bình quân người lao động mùa vụ chỉ có 93,6 triệu đồng/năm. Tại Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn, lương giám đốc 856 triệu đồng/năm, lương bình quân người lao động mùa vụ chỉ có 54 triệu đồng/năm... Theo thông báo nói trên, sở dĩ lương lãnh đạo nhiều công ty nhà nước cao bất thường là do thực hiện không đúng quy định của Bộ luật Lao động; hàng trăm người lao động đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn nhưng không được lãnh đạo các công ty ký. |
Đình Phú
(thực hiện)
>> Dự luật chống lương khủng
>> Doanh nghiệp, công nhân điêu đứng
>> Doanh nghiệp, công nhân điêu đứng: Cắn răng giữ lao động có tay nghề
>> Doanh nghiệp, công nhân điêu đứng: Giảm thuế để giải cứu
Bình luận (0)