(TNO) Tại công trường thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, việc lao dầm qua sông Tô Lịch là một trong những hạng mục thi công khó đòi hỏi phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.
Khi cả Hà Nội chìm trong giấc ngủ sâu thì những công nhân thi công dự án đường sắt trên cao đang cẩn thận tỉ mỉ vận chuyển từng phiến bê tông khổng lồ tại tuyến đường Nguyễn Trãi qua sông Tô Lịch. Mỗi tấm dầm có chiều dài khoảng hơn 30 mét, nặng hơn 235 tấn và được vận chuyển, lắp ghép ở độ cao khoảng hơn 10 mét.
Việc lao dầm được thực hiện trong đêm, từ khoảng 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, để giảm thiểu rủi ro cho người đi đường.
Ông Lê Văn Dương, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho biết: “Khó khăn lớn nhất của công đoạn này là việc lao dầm được thực hiện ở bán kính cong (bán kính khoảng 300 mét). Đây là hạng mục tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì đi qua bán kính cong qua sông nên nguy cơ lật cao hơn bình thường”.
Việc vận chuyển thanh dầm thuộc dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông từ bãi đúc dầm Dương Nội tới khu vực thi công tại đường Nguyễn Trãi thực hiện từ 22 giờ đêm
Đây là khu vực thi công hạng mục khá phức tạp, các thanh dầm sau khi được nâng từ mặt đất lên lại tiếp tục di chuyển một quãng đường nữa ở trên cao để ra vị trí lắp đặt Để vận chuyển những phiến dầm có trọng lượng hơn 235 tấn, dài 32 mét, đơn vị thi công phải dùng những chiếc xe với nhiều hàng lốp để giảm tải tại những đoạn đường đi qua Công nhân trên công trường đang chuẩn bị công tác nâng phiến dầm lên cao Những chiếc bu lông lớn được bắt vào thanh dầm để công tác dịch chuyển được an toàn Hệ thống cẩu khổng lồ nâng tấm dầm lên phần trên khu vực thi công, đây là phương pháp lao dầm ngang được thực hiện gần như trên toàn tuyến từ Trần Phú (Hà Đông) tới Nguyễn Trãi Sau khi thanh dầm được đưa lên phía trên công trình sẽ được hệ thống xe lao di chuyển tiếp tục tới khu vực lắp đặt
Hạng mục thi công vượt sông Tô Lịch khá khó khăn, những phiến dầm sẽ được xe lao di chuyển qua khúc cong có bán kính 300 mét trước khu vực khu đô thị Royal City, có chiều cao hơn 10 mét so với mặt đấtXe lao dầm sau khi chạm vị trí cẩu nâng được các công nhân nhanh chóng kết nối để tiến hành lao dầm. Mỗi đêm thi công luôn có 15 công nhân túc trực hoạt động tại công trường để đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, điện và an toàn Phiến dầm được nâng lên từ từ để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối khi lắp đặt cũng như đảm bảo an toàn tránh lật tại khu vực khúc cong này Các công nhân đang kiểm tra phần chân đệm giữa 2 đầu thanh dầm sao cho vào đúng vị trí đã được thiết kế Theo ông Lê Văn Dương, "đây là hạng mục khó khăn phức tạp, chúng tôi sẽ phải lao dầm qua 4 nhịp bắc qua sông Tô Lịch, di chuyển xe lao dầm phía bên trên mặt cầu qua khúc cong bán kính 300 mét tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro" Khoảng 2 giờ sáng, thanh dầm đã được đặt vào vị trí an toàn và các công nhân nhanh chóng hàn định vị các tấm lại với nhau... ...công việc lao 1 thanh dầm hoàn thành |
Bình luận (0)