(TNO) Kết thúc phiên giao dịch 17.5 (rạng sáng 18.5, giờ Việt Nam), thị trường chứng khoán thế giới bất ngờ chứng kiến sự giảm sâu của các chỉ số chứng khoán khu vực châu u và Mỹ.
Trên Phố Wall (Mỹ), chỉ số thị trường S&P 500 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua sau khi chính phủ Mỹ công bố các dữ liệu kinh tế gây thất vọng.
Chỉ số này giảm mạnh 1,5% trong phiên 17.5, chốt phiên ở mức 1.304,86 điểm. Tổng kết sau 5 phiên sụt giảm liên tiếp kể từ cuối tuần trước, S&P 500 đã mất 3,9% tổng số điểm.
Chỉ số Dow Jones Industrial mất 156,06 điểm, tương đương giảm 1,2% so với phiên giao dịch trước đó, chốt phiên ở mức 12.442,49 điểm.
Trên sàn Nasdaq, một ngày trước thời điểm chào đón thành viên mới Facebook, chỉ số Nasdaq-100 của các mã blue-chip phi tài chính niêm yết trên sàn này đã giảm mạnh 2,1%, xuống còn 2.509,05 điểm. Đây là phiên giảm điểm thứ 8 liên tiếp của chỉ số này, dài nhất kể từ năm 2010 tới nay. Chỉ số tổng hợp Nasdaq Composite phiên này cũng giảm mạnh 2,1%, xuống còn 2.813,69 điểm.
Ghi nhận trong phiên 17.5, 9 trong số 10 nhóm ngành chính đóng góp vào S&P 500 đều để mất điểm, trong đó các nhóm cổ phiếu tài chính, các công ty sản xuất nguyên vật liệu thô và các công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ xa xỉ giảm mạnh nhất. Một số cổ phiếu giảm mạnh như: Caterpillar giảm 4,4%; Apple giảm 2,9%; JPMorgan Chase giảm 4,3%; AIG giảm mạnh 6,5%.
Theo nhận định của Tim Hoyle, Giám đốc nghiên cứu thuộc công ty Haverford Trust (trụ sở tại Pennylvania, Mỹ), các nhà đầu tư đang giữ tâm lý dè dặt và có phần mang tính “phòng ngừa”, họ nhìn thấy nhiều nguy cơ trong kinh tế toàn cầu hiện nay hơn là những dấu hiệu cải thiện.
* Từ châu u, ngành tài chính - ngân hàng đồng thời đón nhận 2 tin tức xấu khiến tâm lý các nhà đầu tư trong khu vực trở nên bi quan, sắc đỏ tràn ngập trên các bảng giao dịch điện tử trong khu vực. Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm thêm 1,1% trong phiên này.
Trước việc Hy Lạp tỏ ý muốn rời khỏi khối đồng tiền chung euro, ngân hàng trung ương châu u (ECB) tuyên bố tạm thời ngừng cho vay đối với các ngân hàng Hy Lạp nhằm hạn chế các nguy cơ. Trong khi đó, các ngân hàng Tây Ban Nha lại rơi vào khả năng bị Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm.
Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,24%, xuống còn 5.338,38 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 1,2%, xuống còn 3.011,99 điểm; DAX của Đức giảm 1,18%, xuống chốt phiên ở mức 6.308,96 điểm.
IBEX 35 của Tây Ban Nha giảm 1,11%; FTSE MIB của Ý giảm 1,46%; PSI General của Bồ Đào Nha giảm 2,68%; ASE của Hy Lạp giảm 3,41%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng góp vào STXE 600 giảm mạnh 2,4% trong phiên này, đặc biệt là các ngân hàng Tây Ban Nha. Một số tên tuổi điển hình như: cổ phiếu Bankia giảm mạnh 14%; Banco Espirito giảm 9,4%; Bankinter giảm 4,4%; Banco Popular Espanol giảm 4,6%.
Thu Hạnh
(Theo Bloomberg, Reuters)
>> Kinh tế thế giới ảm đạm vì lo Hy Lạp rời khỏi eurozone
>> Chứng khoán u Mỹ quay đầu giảm điểm
>> Chứng khoán thế giới trái chiều sau kết quả bầu cử tại châu u
>> Chứng khoán u, Mỹ tăng mạnh phiên đầu tuần
>> Châu Á - Thái Bình Dương trước nguy cơ từ eurozone
Bình luận (0)