(TNO) Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần 25.6 (rạng sáng 26.6, giờ VN), thị trường chứng khoán thế giới ghi nhận sự giảm điểm mạnh của các chỉ số lớn trên cả ba khu vực châu Á, châu u và Mỹ.
>> Chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều
Tại Phố Wall (Mỹ), chỉ số thị trường S&P 500 giảm mạnh 1,6% trong phiên 25.6, xuống chốt ở mức 1.314,72 điểm. Trong phiên này, có đến 470 trong số 500 mã niêm yết thuộc chỉ số này trượt giá.
Toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều giảm điểm, trong đó dẫn đầu là cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu tài chính - ngân hàng và cổ phiếu năng lượng.
Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 138,12 điểm, tương đương mức giảm 1,1%, xuống còn 12.502,66 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 2%, xuống còn 2.836,16 điểm.
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính khiến chứng khoán giảm mạnh trong phiên này là do những quan ngại của giới đầu tư xung quanh việc hội nghị của Liên minh châu u (EU) vẫn chưa thể đưa ra biện pháp thống nhất nào cho việc kiềm hãm và giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công. Giới đầu tư càng thêm bi quan khi có dự đoán lợi nhuận của các công ty Mỹ trong quý 2/2012 đã lần đầu tiên giảm kể từ năm 2009.
Một số cổ phiếu giảm mạnh phiên này như cổ phiếu của Bank of America giảm 4,3%; cổ phiếu của Chesapeake Energy giảm 8,5%; cổ phiếu của Microsoft giảm 2,7%; cổ phiếu Facebook cũng giảm 3% trong phiên ngày 25.6.
* Tại châu u, chứng khoán ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp kể từ tuần trước khi các nhà lãnh đạo trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu u (eurozone) chưa thể nhượng bộ nhau để tìm ra giải pháp triệt để nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực.
Chỉ số STSE 600 giảm 1,5% trong phiên này. Ghi nhận trên các thị trường quốc gia thành viên, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1,14%, xuống còn 5.450,65 điểm; chỉ số CAC 40 của Pháp giảm mạnh 2,24%, chốt phiên đầu tuần ở mức 3.021,64 điểm; chỉ số DAX của Đức giảm 2,09%, xuống còn 6.132,39 điểm.
Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha giảm mạnh 3,67%; trong khi đó chỉ số FTSE MIB của Ý giảm 4,02%.
* Tại châu Á, chứng khoán giảm nhẹ khi có dự báo cho rằng các ngân hàng trung ương các nước đã tiến gần tới giới hạn khả năng có thể tác động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 0,6%.
Chuyên gia Erwin Sanft thuộc chi nhánh ngân hàng BNP Paribas tại Hồng Kông phát biểu với Bloomberg rằng: “Cần phải trả lời xem bao nhiêu năm nữa chúng ta mới thấy được sự phát triển đồng đều”. Chuyên gia này cũng cho rằng “Sự phát triển kinh tế hiện nay đang gây thất vọng trên toàn cầu”.
Trong khi đó, các chuyên gia của công ty Basel có trụ sở tại Thụy Sĩ lại cho rằng “mọi chính sách tiền tệ (mà các ngân hàng trung ương đưa ra hiện nay) đều là tạm thời và có giới hạn”.
Trên các thị trường thành viên trong khu vực, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,72%, xuống còn 8.734,62 điểm; chỉ số HSI của Hồng Kông giảm 0,51%, xuống chốt phiên đầu tuần ở mức 18.897,45 điểm.
Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm 1,63% và 2,22%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,19%; trong khi đó S&P/ASX 200 giảm 0,5%.
Thu Hạnh
>> Chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều
>> Giá dầu thô tiến sát mốc 80 USD/thùng
>> Đầu tuần giá vàng giảm nhẹ
>> Giá vàng giảm, nhưng vẫn đắt
>> Hai sàn tiếp tục giảm điểm
Bình luận (0)