(TNO) Các nhà thiên văn học có thể đang chứng kiến sự ra đời của một hành tinh cỡ sao Mộc tại hệ ngôi sao láng giềng.
Các hành tinh khổng lồ như sao Mộc tượng hình như thế nào? Giới thiên văn học đang khấp khởi mừng thầm khi phát hiện một trường hợp nhiều khả năng tương tự đang hình thành ở hệ ngôi sao kế cận, theo báo US Today.
Hai dải bụi đang kéo giãn suốt chiều dài không gian hơn 11,9 tỉ km, vắt ngang hệ ngôi sao HD14252, liên tục bơm vật chất giúp một hành tinh trẻ tăng trưởng theo cách chưa từng được quan sát trước đây, theo trưởng nhóm nghiên cứu là chuyên gia Simon Casassus của Đại học Chile tại Santiago.
Nhóm của ông đã sử dụng kính thiên văn vô tuyến mới, gọi tắt là ALMA, để quan sát cận cảnh các đĩa bụi đang cuộn quanh ngôi sao.
Phát hiện trên cũng ủng hộ lý thuyết cho rằng tình trạng bất ổn bên trong các đĩa xung quanh những ngôi sao trẻ sẽ hình thành những hành tinh khổng lồ theo dạng tuyết nén.
“Các nhà thiên văn học và lý thuyết học đã chờ đợi nhiều thập niên để ALMA được chế tạo và bắt đầu hoạt động, và phát hiện sơ khởi này cho thấy sự chờ đợi không uổng phí”, theo nhà khoa học hành tinh Alan Boss.
Hạo Nhiên
>> Giả thuyết mới về hệ mặt trời
>> Hé mở cách thức hình thành hệ mặt trời
>> Phát hiện hệ mặt trời “song sinh”
>> Vươn khỏi hệ mặt trời
>> Năng lượng sạch cho hành tinh xanh
>> Phát hiện hành tinh có thể ở được
>> Nguyên mẫu hộp sọ người ngoài hành tinh
Bình luận (0)