Chúng ta đang coi thường nông nghiệp

14/08/2015 05:55 GMT+7

Trong 2 năm qua, tại ĐBSCL, Đồng Tháp là một trong những địa phương đã tích cực trong việc triển khai đề án Tái cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên mới đây xuống thăm địa phương này và thấy rằng họ đã rất khó khăn khi triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng lúa hiệu quả thấp (chỉ thành công với mô hình cây mè).

Trong 2 năm qua, tại ĐBSCL, Đồng Tháp là một trong những địa phương đã tích cực trong việc triển khai đề án Tái cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên mới đây xuống thăm địa phương này và thấy rằng họ đã rất khó khăn khi triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng lúa hiệu quả thấp (chỉ thành công với mô hình cây mè).

Một trong những lý do là kế hoạch được vẽ ra mang tính chất lý thuyết nhiều hơn thực tiễn. Hơn thế nữa, tôi có cảm giác họ chưa chuẩn bị được cái gốc của vấn đề là chuỗi giá trị và thu nhập của nông dân trong điều kiện kinh tế hộ bị chia cắt với thị trường; đầu ra cho nông sản ở đây chưa có giải pháp thật sự hiệu quả khi chuyển đổi sang cây trồng mới. Người ta nêu chung chung như cần phải chuyển đổi một phần diện tích đất lúa không hiệu quả sang trồng các loại cây khác, như thế rất thiếu chiều sâu trong nghiên cứu, bởi việc xác định một loài cây trồng trong vùng lúa thâm canh vào bậc nhất của ĐBSCL không hề đơn giản.
Để nền nông nghiệp của đất nước phát triển, phải đi lên bằng nền sản xuất lớn, bằng các hợp tác xã kiểu mới. Đó là bài học kinh nghiệm thành công của Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản... Vậy, mô hình hợp tác xã kiểu mới này khác kiểu cũ như thế nào? Ngoài việc tổ chức lại sản xuất theo hướng đa ngành, giải pháp tốt cho cả sản phẩm đầu vào và đầu ra, điều quan trọng nhất là không được thủ tiêu động lực kinh tế hộ.
Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của VN trên 2.000 USD, trong khi nông dân chỉ có 700 USD là không ổn. Còn tính theo đơn vị diện tích thì mức thu nhập trung bình của châu Á là 3.000 - 4.000 USD/ha/năm, VN chỉ có khoảng 1.300 USD là quá thấp. Tóm lại, có thể hiểu TCCNN là làm cho giá trị gia tăng trong từng nội dung của chuỗi giá trị được tăng lên và cuối cùng là nông dân phải được hưởng tỷ lệ giá trị tăng thêm cao hơn so với hiện nay là 13 - 15%. Hãy lấy giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích và thu nhập của nông dân làm thước đo cho sự thành công của TCCNN.
Nhà nước phải nâng cao vốn đầu tư cho nông nghiệp. Trên thực tế, vốn đầu tư vào nông nghiệp của VN ngày càng ít. Vào những năm 2007 - 2008, vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp khi phát triển Nghị quyết tam nông khá cao, xấp xỉ 10% tổng chi ngân sách, nhưng hiện nay chỉ trong khoảng 4 - 5%. Người viết có dịp đi về các địa phương ĐBSCL hỏi thăm thì con số này còn ít hơn, khoảng 2 - 3%, dịch vụ và công nghiệp chiếm vốn đầu tư lớn nhất. Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng để nông nghiệp phát triển thì con số đầu tư không được dưới 10%.
Đầu tư vào nông nghiệp thấp cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học về lúa của VN mỗi năm chỉ có 30 triệu USD. Một nửa trong số đó phục vụ chi thường xuyên, một nửa mới thực sự phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). So với nghiên cứu lúa của Thái Lan, VN thấp hơn 11 lần, với Philippines là 7 lần, với Hàn Quốc là 600 lần. Đầu tư cho khoa học nông nghiệp là hình ảnh của nông nghiệp, nông dân, nông thôn VN trong tương lai, vì nó là động lực của sự phát triển bền vững.
Sau hai năm triển khai thực hiện đề án TCCNN, có cảm giác chúng ta đang coi thường nông nghiệp, vẫn còn cái gì đó trì trệ, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nói cách khác là chúng ta đang “gãi nhưng không đúng chỗ ngứa”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.