Azerbaijan đã phát động hoạt động quân sự ở khu vực Nagorno-Karabakh vào hôm 19.9, động thái có thể báo trước một cuộc chiến mới sẽ xảy ra.
Azerbaijan nói mục tiêu của hoạt động này là để đẩy quân đội Armenia ra khỏi khu vực.
Armenia và Azerbaijan đều từng là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô - và trong ba thập niên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, họ đã trải qua hai cuộc xung đột.
Vì sao lại như vậy?
Nagorno-Karabakh là tâm điểm của cuộc xung đột.
Đây là một khu vực miền núi ở Azerbaijan và được quốc tế công nhận là một phần của nước này. Nhưng nó được người Armenia gọi là Artsakh - và 120.000 cư dân của Nagorno-Karabakh chủ yếu là người dân tộc Armenia.
Họ có chính quyền riêng, thân với Armenia nhưng không được Armenia hay bất kỳ quốc gia nào khác chính thức công nhận.
Người Armenia, theo đạo Thiên Chúa, cho rằng mình đã hiện diện trong khu vực này từ nhiều thế kỷ trước công nguyên.
Azerbaijan, nơi cư dân chủ yếu là người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, cũng khẳng định mình có mối quan hệ lịch sử sâu sắc.
Căng thẳng bắt đầu gia tăng trở lại khi một nhóm dân thường Azerbaijan - tự nhận mình là nhà hoạt động môi trường - bắt đầu chặn 'Hành lang Lachin'.
Một trạm kiểm soát của Azerbaijan được thiết lập, chặn dòng hàng hóa sang Armenia.
Mỹ cho rằng điều này đã khiến "tình hình nhân đạo đang xấu đi nhanh chóng".
Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã có thể tiến hành chuyển hàng viện trợ trong tuần này.
Bình luận (0)