Tiến sĩ Kathleen Rowland, bác sĩ chuyên gia y học gia đình tại Đại học Rush (Mỹ), nói đổ mồ hôi đêm thường là vô hại, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư, theo trang web của Đại học Rush (Mỹ).
Nếu đổ mồ hôi đêm đã lâu, không thay đổi nhiều và vẫn thức dậy sảng khoái vào buổi sáng thì không cần phải lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này mới xuất hiện, ngày một nặng hơn hoặc làm gián đoạn giấc ngủ, thì cần phải đi khám sớm để xác định nguyên nhân, bác sĩ Rowland lưu ý.
Loại ung thư nào gây đổ mồ hôi đêm?
Đổ mồ hôi đêm có thể liên quan đến một số loại ung thư như sau:
- Ung thư hạch
- Bệnh bạch cầu (ung thư máu)
- Khối u ác tính carcinoid (thường ở đường tiêu hóa)
- Khối u tuyến thượng thận
- Ung thư xương
- Ung thư gan, theo chuyên trang sức khỏe WebMD.
Nếu là ung thư, ngoài đổ mồ hôi đêm sẽ kèm theo các triệu chứng khác, như sốt liên tục và sụt cân không rõ nguyên nhân.
Những nguyên nhân khác có thể gây đổ mồ hôi đêm
Những nguyên nhân khác có thể gây đổ mồ hôi đêm bao gồm: Liệu pháp hoóc môn điều trị ung thư vú, phụ khoa và tuyến tiền liệt; một số loại thuốc; mãn kinh; HIV; nhiễm khuẩn; lượng đường trong máu thấp, cường giáp; lo lắng.
Các triệu chứng như thế nào?
Người bệnh có thể nhận thấy:
- Thức dậy ướt sũng - từ tóc đến quần áo và ga trải giường
- Ớn lạnh
- Sốt nhẹ dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hoặc đổ mồ hôi đầm đìa mà không sốt
- Cảm giác nóng đột ngột, rất nhanh, kèm theo đỏ bừng mặt hoặc đổ mồ hôi
- Run hoặc ớn lạnh
- Sốt từ 38 độ trở lên trong hơn 24 giờ, theo WebMD.
Bình luận (0)