Chuyện lạ gì xảy ra với trăng tròn cuối cùng 2024?: Năm 2043 mới lặp lại

14/12/2024 20:15 GMT+7

Trăng tròn tháng này diễn ra ngày 15.12 sẽ là trăng tròn ít được chiếu sáng nhất năm 2024. Có điều đặc biệt ở lần trăng tròn này mà đến tháng 12.2043 chúng ta mới có thể gặp lại. Đó là gì?

Theo Timeanddate.com, trăng tròn xảy ra khi mặt trăng nằm ở phía đối diện của trái đất với mặt trời. Khi nhìn từ trái đất, mặt trăng xuất hiện hoàn toàn sáng rõ.

Không có trăng tròn 100% trong năm 2024

Có một điều đáng lưu ý, quỹ đạo của mặt trăng quanh trái đất hơi nghiêng so với quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời. Độ nghiêng này đã khiến mặt trăng không phải lúc nào cũng nằm chính xác ở vị trí đối diện với mặt trời.

Chuyện lạ gì xảy ra với trăng tròn cuối cùng 2024?: Năm 2043 mới lặp lại- Ảnh 1.

Trăng tròn xảy ra khi mặt trăng nằm ở phía đối diện của trái đất với mặt trời

ẢNH: HUY HYUNH

Kết quả là sự liên kết của mặt trời, trái đất và mặt trăng không hoàn toàn hoàn hảo. Khi nhìn từ trái đất, mặt trăng tròn được chiếu sáng hoàn toàn 100% chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

"Điều quan trọng cần nhấn mạnh là chúng ta đang nói về một phần rất nhỏ mặt trăng không được chiếu sáng. Khi chúng ta nhìn trăng tròn trên bầu trời, nó luôn xuất hiện hoàn toàn tròn đầy. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét dữ liệu, các con số cho chúng ta biết rằng một số trăng tròn sẽ tròn hơn những trăng tròn khác", chuyên gia khẳng định.

Theo đó, có 12 lần trăng tròn vào năm 2024. Bảng dưới đây cung cấp ngày diễn ra mỗi lần trăng tròn (theo giờ UTC), cùng với phần trăm số cho chúng ta biết có bao nhiêu phần đĩa mặt trăng được chiếu sáng. Không có trăng tròn nào trong năm nay được chiếu sáng 100%. Trăng tròn ít được chiếu sáng nhất là vào tháng 6 và tháng 12, khi 99,82% đĩa mặt trăng sáng lên.

Chuyện lạ gì xảy ra với trăng tròn cuối cùng 2024?: Năm 2043 mới lặp lại- Ảnh 2.

Năm 2024 không có trăng tròn được chiếu sáng 100%

ẢNH: TIMEANDDATE

Trăng tròn đặc biệt

Theo chuyên gia, trăng tròn tháng ngày 15.12 sẽ mọc và lặn ở điểm cực bắc trên đường chân trời. Lần tiếp theo trăng tròn mọc xa nhất về phía bắc trên đường chân trời sẽ là tháng 12.2043.

Dù bạn ở đâu trên thế giới, bao gồm Việt Nam, trăng tròn tháng 12.2024 mọc và lặn ở hướng cực bắc. 6 tháng trước, trăng tròn tháng 6.2024 mọc và lặn ở hướng cực nam. Trong cả hai trường hợp này, hướng mọc cực đại của mặt trăng xảy ra vì mặt trăng gần với vị trí nghiêng tối đa của nó xung quanh thời điểm trăng tròn. Đây cũng chính là lý do tại sao trăng tròn có tỷ lệ chiếu sáng thấp nhất.

Chuyện lạ gì xảy ra với trăng tròn cuối cùng 2024?: Năm 2043 mới lặp lại- Ảnh 3.

Trăng tròn tháng này 15.12 sẽ mọc và lặn ở điểm cực bắc trên đường chân trời

ẢNH: HUY HYUNH

Mặt trăng có bao giờ được chiếu sáng 100% vào lúc trăng tròn không? Đối với điều này, chúng ta cần sự liên kết hoàn hảo giữa mặt trời, trái đất và mặt trăng tại thời điểm trăng tròn. Điều này sẽ tạo ra không phải nhật thực một phần hoặc nửa tối, mà là nhật thực toàn phần, khi mặt trăng đi qua tâm bóng tối của trái đất.

Chúng ta sẽ có 2 lần nguyệt thực toàn phần vào năm 2025, vào ngày 14.3 và ngày 7.9. Quả thực, nếu chúng ta xem xét dữ liệu của cả 2 ngày này, trăng tròn có độ chiếu sáng là 100% hay chính xác hơn là một trăng tròn "hoàn hảo".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.