Chuyện lúa gạo Đông Nam Á lên bàn hội nghị

14/10/2015 15:24 GMT+7

Từ ngày 14 - 16.10 tại TP.HCM, hơn 100 nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về lúa gạo từ khắp các nước trong khu vực Đông Nam Á đã “tề tựu” đến tham dự Diễn đàn Tương lai Lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015, nhằm để thảo luận về mối quan hệ hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo trong điều kiện nhu cầu lương thực cho con người ngày càng tăng và sự cần thiết của việc khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ trong canh tác.

Từ ngày 14 - 16.10 tại TP.HCM, hơn 100 nhà hoạch định chính sách và chuyên gia về lúa gạo từ khắp các nước trong khu vực Đông Nam Á đã “tề tựu” đến tham dự Diễn đàn Tương lai Lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015, nhằm để thảo luận về mối quan hệ hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo trong điều kiện nhu cầu lương thực cho con người ngày càng tăng và sự cần thiết của việc khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ trong canh tác.

Chuyện lúa gạo Đông Nam Á lên bàn hội nghị 1Đại diện Ban tổ chức cắt băng khai mạc Diễn đàn Tương lai Lúa Gạo khu vực Đông Nam Á 2015
Nhu cầu lương thực và chuỗi giá trị lúa gạo ở “kho lương thực thế giới”
Theo ban tổ chức (BTC), Diễn đàn này được tổ chức bởi Bayer CropScience, với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Việt Nam (Bộ NN-PTNT), nhằm tiếp nối những đối thoại mang tính xây dựng từ Diễn đàn Tương lai Lúa gạo 2013 tại Ấn Độ và Hội nghị Quốc tế Lúa gạo 2014 tại Thái Lan.
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới sẽ lên đến 9,7 tỉ người vào năm 2050. Ngoài ra, do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự chuyển đổi trong chế độ ăn uống của người dân, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, dân số được dự đoán gần 10 tỉ người kia có thể tiêu thụ một cách đáng kinh ngạc lượng lương thực đủ cho 13 tỉ người.
“Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế dự đoán sản lượng sản xuất lúa gạo hiện tại - khoảng hơn 700 triệu tấn mỗi năm - sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lương thực trong tương lai. Sản lượng sản xuất lúa gạo cần tăng thêm 80 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo”, đại diện BTC cho biết.
BTC cho biết thêm: “Năm nay đặt trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á, nơi lúa được xem là cây trồng chủ đạo của đa số hộ nông dân nhỏ lẻ, hội nghị thảo luận nhóm xoay quanh một số chủ đề như sự cần thiết phải nâng cao năng lực và hiệu quả trong sản xuất lúa bền vững, hay việc áp dụng và tiếp cận với công nghệ và cải tiến trong canh tác lúa, hoặc hợp tác trong chuỗi giá trị lúa gạo và quan hệ đối tác giữa khối công và tư nhân”.
Chuyện lúa gạo Đông Nam Á lên bàn hội nghị  2Tiến sĩ Sascha Israel - Giám đốc Bayer CropScience khu vực châu Á-Thái Bình Dương - phát biểu khai mạc và trình bày chủ đề Xây dựng tương lai ngành lúa gạo - Ngay bây giờ tại Diễn đàn Tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015
Ứng dụng công nghệ để gia tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất lúa
Theo các chuyên gia, lúa là cây trồng chủ đạo và là nguồn lương thực chính trong khẩu phần ăn của người dân Đông Nam Á, với việc các nước Đông Nam Á hiện đóng góp 25% vào sản lượng gạo toàn cầu đồng thời chiếm 22% trong sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo chính của khu vực, chiếm gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, ngành nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng. “Ngành nông nghiệp hiện phải đối mặt với rất nhiều thách thức như đất cach tác bị hạn chế và thiếu hụt tài nguyên, sự thiếu hụt hoặc tăng chi phí lao động, biến động thị trường ngày càng tăng, giới hạn tín dụng cho các hộ nông dân nhỏ lẻ, các vấn đề về kháng bệnh và nhiệm vụ hiện được đặt ra là cần tăng tính bền vững”, tiến sĩ Sascha Israel, Giám đốc Bayer CropScience khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết.
Chuyện lúa gạo Đông Nam Á lên bàn hội nghị 3 Ông Bas Bouman - Giám đốc Quan hệ đối tác Khoa học Lúa gạo Toàn cầu, Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế - trình bày về Viễn cảnh toàn cầu của Chuỗi giá trị lúa gạo bền vững tại Diễn đàn Tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á 2015
Cũng theo Tiến sĩ Sascha Israel, trước thực trạng nêu trên, chúng ta cần biết cách canh tác tốt hơn và thu hoạch nhiều hơn từ đồng ruộng hiện có của mình. Tại Bayer CropScience, chúng tôi cam kết hỗ trợ nhà nông trong các hoạt động hằng ngày của họ bằng các sản phẩm sáng tạo và tư vấn trực tiếp trên đồng ruộng giúp họ giải quyết những thách thức, thông qua đó hỗ trợ nâng cao tính bền vững trong sản xuất lúa.
Đơn cử như Dự án Chuỗi Giá trị Lúa gạo do Bayer CropScience phối hợp các cơ quan chức năng triển khai từ năm 2013 tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Long An và Bến Tre đến nay đã thu được kết quả rất tích cực. Nông dân tham gia dự án này cũng nhận thấy cây lúa tăng trưởng tốt hơn, ít sâu bệnh hơn. Đặc biệt, so với những nông dân không tham gia dự án, những nông dân tham gia dự án đã giảm được chi phí đầu ra, lợi nhuận tăng đến 40%.
Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Dự án này hỗ trợ người nông dân tăng sản lượng và hoàn vốn cao hơn với chi phí đầu vào thấp hơn. Kết quả từ việc thử nghiệm rất đáng khích lệ, nhà nông tham gia dự án đạt mức tăng đến 40% lợi nhuận ròng, và giải pháp Bayer Much More Rice nhận được phản hồi tích cực với chất lượng vụ lúa tốt hơn và ít sâu bệnh hơn”.
Với thành công của việc triển khai thử nghiệm và cam kết mạnh mẽ từ các bên tham gia, Bayer phấn khởi xác nhận các kế hoạch để mở rộng dự án tại Việt Nam từ nay đến năm 2017, với tổng quy mô trên 10,000 héc ta. Dự án đồng thời sẽ mở rộng sang nhiều khu vực trồng lúa tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.