Chuyện nhỏ, hậu quả lớn

14/10/2013 03:10 GMT+7

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc gửi đến tòa soạn sau khi đọc bài Cái giá của ‘thiếu trung thực’ đăng trên Thanh Niên ngày 13.10.

Giá phải trả

Người nước ngoài họ chỉ làm việc dựa trên những cơ sở thực tế chứ không tin vào các báo cáo. Những bản báo cáo "thiếu trung thực” có thể qua mặt được người VN chứ khó mà qua mặt được những người nước ngoài làm ăn nghiêm túc. Trong làm ăn, chữ tín là hàng đầu, “một lần bất tín, vạn lần bất tin”, câu nói của ông bà luôn có giá trị. Do vậy, Ngân hàng Thế giới (WB ) gạt Infra - Thăng Long ra khỏi cuộc chơi của họ là đúng, bởi họ tin rằng một người không trung thực trong chuyện nhỏ cũng sẽ không trung thực ở chuyện lớn. Đây là cái giá phải trả.

Nguyễn Sơn (lsnam6006@gmail.com)

Ăn xổi

Đây là hậu quả của cách làm ăn theo kiểu chụp giựt, “ăn xổi” của không ít doanh nghiệp VN. Làm ăn theo kiểu gian dối thì sẽ không bền và không phát triển được. Cho dù chỉ gian dối một chi tiết nhỏ cũng có thể gây mất lòng tin toàn bộ và việc Infra - Thăng Long bị “cấm cửa” không có gì để oán trách. Hy vọng đây sẽ là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp VN khác.

Nguyên Dũng (Q.12, TP.HCM)

 Lê Ngọc Hương
Người nước ngoài họ rất quan trọng chữ tín, họ cho rằng nếu một người thiếu trung thực trong chuyện nhỏ cũng có thể gian dối trong chuyện lớn. “Cấm cửa” cũng là cách WB dạy cho chúng ta một bài học, cần phải biết trung thực hơn.

Lê Ngọc Hương (Biên Hòa, Đồng Nai)

Nguyễn Hoàng

Đưa hồ sơ gian dối vào dự thầu cũng có nghĩa là không tôn trọng đối tác và đối tác cũng sẽ không tôn trọng chúng ta. Việc WB cấm cửa Infra - Thăng Long đã thể hiện điều đó.

Nguyễn Hoàng (H.Hóc Môn, TP.HCM)

Hải Nam
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Cái giá của ‘thiếu trung thực’

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.