Khi nghe xong câu chuyện của vợ chồng anh Phan Trung Thành (41 tuổi) và chị Trần Thị Mỹ Châu (36 tuổi, cùng quê Trà Vinh) tôi mới thấm thía ý nghĩa “Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn”.
Chuyện tình yêu của anh chị không sóng gió nhưng phải trải qua nhiều khó khăn, khó khăn đến độ anh chị từng muốn buông bỏ tất cả. Nhưng rồi yêu nhau, thương nhau nên lại nắm tay cùng nhau đi qua những thử thách của cuộc đời.
‘Nhẫn cỏ trao em’
Tôi gặp anh Thành, chị Châu trong buổi trao tặng nệm của chương trình Đám cưới tập thể do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Công nhân tổ chức. Anh chị tới từ rất sớm dẫn theo cậu con trai vừa vào lớp 4. Cả nhà mặc 3 chiếc áo sơ mi trắng làm nổi bật lên nước da dãi dầu mưa nắng của người nông dân. Thế nhưng cả gia đình luôn cười nói vui vẻ, đôi mắt không giấu được niềm vui và hạnh phúc.
tin liên quan
Chuyện tình chàng trai Pháp và cô gái Việt trầm cảm 'cười như điên dại'Nhìn cuộc sống hạnh phúc của chị Thuấn ở hiện tại, mấy ai tưởng tượng được trước khi có bình yên, cuộc đời chị đã phải trải qua bao nhiêu lần giông bão.
“Ngày đó có vậy thôi mà đợi cây cỏ héo queo mới chịu bỏ đi. Hai đứa cứ sống với nhau đến giờ có 2 con trai, 1 đứa lớp 4, 1 đứa 2 tuổi. May mà vừa rồi được tham gia đám cưới tập thể nên giờ hai đứa đeo hai cái nhẫn vàng, có hình cưới treo. Hồi xưa mơ cũng chẳng dám”, chị Châu kể rồi nhìn chồng hạnh phúc.
|
Lần theo địa chỉ anh chị cho, chiều cùng ngày tôi tìm đến dãy trọ tại quận Thủ Đức. Anh Thành bảo vợ chồng anh từ khi lên Sài Gòn đến giờ chỉ ở đây. Từ hồi tiền nhà trọ còn 500.000 đồng, nay đã lên thành 1 triệu mốt, hơn gấp đôi luôn rồi.
Căn nhà trọ chật chội nhưng cũng có đầy đủ ti vi, tủ lạnh, máy giặt và cả máy lạnh. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, chị Châu tâm sự: “Tất cả đồ đạc trong nhà đều là nhờ chủ trọ đứng tên mua trả góp hết. Chứ mùa hè ở đây nóng lắm, con trai út bị rôm sảy hoài ngủ không được nên vợ chồng chị mới góp thêm cái máy lạnh, mới trả được 2 tháng”.
|
Thử thách tình yêu
Từ ngày lên Sài Gòn đến nay anh Thành làm phụ hồ, còn chị Châu rửa chén ở quán ăn. Sau tháng đầu tiên đi bộ ở thành phố lắm hoa nhiều lệ này anh chắt chiu mua được chiếc xe đạp cũ giá 200.000 đồng. Ba tháng sau nữa anh “lên đời” được chiếc honda cà tàng.
Anh nhớ lại: “Hồi lên Sài Gòn là hai bàn tay trắng đúng nghĩa, không có một thứ gì hay một đồng nào trong tay. May mà mẹ tôi cho nồi niêu xoong chảo rồi mùng, chiếu để nằm rồi làm từ từ kiếm tiền đi sắm”.
Chị Châu nghe chồng nói vậy thì gạt tay, quay sang phía tôi kể: “Vậy chưa nhằm nhò gì đâu. Khó khăn nhất là thời chồng còn đi biển mà tôi lại ở Sài Gòn sinh con đầu lòng. Lúc đó chỉ có bà nội, bà ngoại thôi. Con thì nhiễm trùng da sau sinh, bôi thuốc tím rịm thấy mỗi hai con mắt. Lúc con xuất viện là phải đi xe buýt về vì không có tiền. Tiền viện phí còn không có trả, chú thấy tội quá mới cho rồi mấy người trong bệnh viện cho thêm”.
“Hồi đó là khóc ròng luôn. Cứ nghĩ rằng kiếp trước mình sống ác quá hay sao nên kiếp này mới khổ vậy. Mà không có cách nào thoát khổ được. Bế tắc vô cùng, chỉ muốn buông tất cả”, chị trải lòng.
Thế nhưng vợ chồng là duyên nợ, đâu phải muốn bỏ mà được. Ngày anh đi biển về nghe tin vợ sinh thì lật đật đón xe lên bệnh viện rồi nắm tay vợ: “Ráng nghe em, anh sẽ mần đặng nuôi hai mẹ con”. Nói rồi anh lại biền biệt đi biển gần 2 tháng mới về.
|
“Thấy chồng đi biển xa vợ con mãi cực quá, tôi kêu thôi ở nhà rồi mình ở hẳn trên này với nhau. Vậy mà ổng nghe thiệt, cũng nhờ nghe mà giờ mới được vầy chứ đi biển mãi biết đâu ngày mai”, chị kể tiếp.
Hiện vì đứa con nhỏ hay bệnh lặt vặt nên chị Châu nghỉ làm, tất cả chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào tiền công phụ hồ 250.000 đồng/ngày của anh. Trừ tiền nhà trọ, tiền học cho con, tiền trả góp mỗi tháng anh chị vẫn vui vẻ với khoảng 100.000 đồng còn lại.
tin liên quan
Cô gái Việt khuyết tật và chuyện tình khó tin với chàng trai BỉNhìn Lan với gương mặt rạng rỡ ngập tràn hạnh phúc hiện tại, mấy ai biết rằng trước đây cô đã từng hoàn toàn mất niềm tin vào tình yêu, vào cuộc sống.
Câu chuyện của anh chị không có gì đặc biệt nhưng lại rất đời, rất dung dị. Từ hai bàn tay trắng, anh chị đã làm lụng rồi dần dần mua sắm từng chút một cho cuộc sống gia đình đầy đủ hơn.
Hạnh phúc không phải là khi được ở trong nhà cao cửa rộng, tiền bạc rủng rỉnh mà đôi khi đó chỉ là sự đồng điệu trong tâm hồn và cảm giác bình yên với những gì mình đang có, dù đó là ở đâu…
Bình luận (0)