Dịp này, Đoàn thanh niên Học viện Âm nhạc Huế cũng tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh và biểu diễn văn nghệ phục vụ bà con.
tin liên quan
Người cha mang gần 250 triệu nhà hảo tâm giúp con mình tặng lại bệnh nhi nghèoĐó là mong ước giản dị của một người cha nghèo, khi mang gần 250 triệu đồng tiền các nhà hảo tâm hỗ trợ con trai chữa bệnh, tặng những bệnh nhi nghèo khác…
Phát biểu tại buổi tặng quà, ông Trần Văn Ba xúc động cho biết, ông sinh ra tại làng Kim Long (TP.Huế), từ nhỏ đã không có cha. Sau trận lụt lịch sử năm 1953, gia đình ông bị trôi mất nhà cửa cùng toàn bộ tài sản.
Mới 7 tuổi, ông được người dân vạn đò Huế cưu mang giúp đỡ từ con cá, con tôm, lon gạo… Sau này, bằng nỗ lực bản thân ông đã trở thành phóng viên của Hãng AP.
Từ năm 1968 - 1975, ông Ba đã có mặt ở hầu hết các chiến trường tại Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng… Ông từng được đồng nghiệp là phóng viên ảnh nổi tiếng Nick Út ghi lại tấm ảnh xúc động khi ông cứu một bà cụ bị mắc kẹt ở chuồng heo vào thời điểm cuộc chiến tại thành cổ Quảng Trị diễn ra ác liệt năm 1972.
Trong một lần tác nghiệp khác vào năm 1973, ông Ba cũng được một PV của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) chụp tấm ảnh lưu niệm khi đứng trước cổng chào của MTDTGPMN, trong ngày hai bên trao trả tù binh tại bờ bắc sông Thạch Hãn. Phía sau ông là một rừng cờ Mặt trận, nhiều bộ đội giải phóng quân và câu khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Ông kể: “Tấm hình này do thiếu tá Bá, đại diện báo chí của MTDTGPMN, chụp cho tôi để làm kỷ niệm và may mắn là tôi còn giữ lại được”. Cả hai bức ảnh này đã được ông Ba công bố trên Thanh Niên, số báo ra ngày 29.4.2012, nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng thành cổ Quảng Trị.
“Trở lại quê hương lần này, tôi không phải đi cứu trợ mà thực sự là để trả ơn. Tôi mong muốn được đền đáp những ân tình mà người dân vạn chài Huế đã dành cho tôi những tháng ngày tuổi thơ cơ cực. Bây giờ tôi đã 82 tuổi, thông qua kết nối của Báo Thanh Niên, tôi được chính quyền địa phương xã Phú Mậu tạo điều kiện để có được buổi gặp mặt chân tình, có một chút quà nhỏ nhằm chia sẻ khó khăn với bà con. Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc và thỏa nguyện vô cùng”, ông Ba chia sẻ.
tin liên quan
Bếp ăn tình thương 25 năm chưa tắt lửaGần 25 năm qua, bếp ăn tình thương thuộc Bệnh viện đa khoa Sa Đéc (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành địa chỉ quen thuộc cho những bệnh nhân và người nuôi bệnh có hoàn cảnh khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Giáo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Phú Mậu (H.Phú Vang), cho biết hiện khu tái định cư Lại Tân (xã Phú Mậu) có hơn 400 hộ với hơn 2.800 nhân khẩu là cư dân vạn đò từ các phường của TP.Huế về định cư. Mặc dù lên bờ đã được 12 năm, nhưng đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, do chưa chuyển đổi được sinh kế. Món quà của ông Ba cũng như sự hỗ trợ các tổ chức xã hội khác là nguồn động viên để bà con bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Bình luận (0)