Theo đó, clip ngắn ghi lại cảnh bó đũa trong nước sôi luộc lên và thấy nước chuyển sang màu đỏ nâu. Sau khi đăng tải, clip nhận được sự quan tâm, thảo luận từ mọi người. Nhiều người cho rằng việc luộc đũa sẽ làm sạch bụi bẩn và chống mốc. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc về độ an toàn khi luộc ra thấy nước chuyển sang màu nâu đỏ.
Clip luộc đũa gỗ, nước chuyển thành màu đỏ nâu: Chuyên gia giải thích gì?
Tài khoản Bình An bình luận: "Dùng đũa nhựa hoặc đũa inox sẽ giảm bớt tình trạng nấm mốc". Bạn Minh Quân viết: "Mọi người nên rửa sơ nước thường xong đem đi phơi nắng là sạch, nếu luộc lên sẽ làm mất lớp chống ẩm mốc của đũa đó".
Nickname Đạt Thành bày tỏ: "Đó là lớp sơn bảo quản khi dùng đũa gỗ giúp không bị mối mọt. Luộc lên lớp bảo vệ bị mất nên dễ bị mối mọt nên chỉ cần rửa bằng nước rửa chén bình thường là được".
Chia sẻ với Thanh Niên, TS Vũ Thị Tần, giảng viên bộ môn Công nghệ các chất vô cơ, ĐH Bách khoa Hà Nội, Co-founder của thương hiệu T-Clean cho biết, đũa gỗ, tre… nhà sản xuất thường khử khuẩn chống mốc bằng hóa chất như nước oxy già nồng độ cao, các loại chất chống mốc như lưu huỳnh hoặc hóa chất khác với nồng độ cho phép. Một số loại đũa gỗ sẽ có lớp dầu bóng (có thể từ thiên nhiên) hoặc dầu bóng tổng hợp để tạo độ bóng.
Một số loại đũa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ còn sử dụng một lớp sơn bóng hoặc thường gọi là chất nhuộm màu để tạo màu đẹp cho đũa, tạo độ bắt mắt. Khi luộc đũa ở nhiệt độ cao, lớp sơn dễ bị tan ra, chuyển sang màu nâu đỏ. Để đánh giá được việc này có an toàn cho người sử dụng không cần phải biết rõ lớp sơn đó là chất gì.
Xem nhanh 12h ngày 1.1: Xôn xao clip ‘luộc đũa gỗ’ | Hy hữu mảnh đất nhỏ giá 436 tỉ
"Tôi nghĩ nếu mua đũa sản xuất đúng quy trình thì không cần luộc còn mua đũa tràn lan, không rõ nguồn gốc thì nên luộc cho yên tâm. Người dùng nên mua đũa rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở sản xuất lâu năm có uy tín, hóa đơn để yên tâm sử dụng", vị TS cho hay.
Cùng quan điểm, ông Đào Hùng Cường, Phó chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam chia sẻ, nếu như đũa gỗ mới có sơn màu khi đun sôi sẽ ra màu giống với màu sơn đó. Còn đũa sau khi sử dụng sẽ có ngấm các chất có từ thức ăn nên cũng xảy ra tình trạng ra màu.
"Nếu nhà sản xuất dùng gỗ chất lượng tốt thì đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc đũa gỗ ra màu sau khi luộc lên có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào chất liệu của loại sơn của đũa. Việc đun sôi đũa gỗ cũng có tác dụng khử trùng vi khuẩn, giúp người dùng yên tâm hơn", ông nói.
Bình luận (0)