• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Có gì phải hốt hoảng ?

20/06/2014 03:00 GMT+7

Sáng hôm qua, một ngày sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá 1%, giá USD và giá vàng ngoài thị trường tăng khá mạnh do không ít người tỏ ra hốt hoảng khi việc điều chỉnh tỷ giá trùng với thời điểm Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Nhưng thực tế việc điều chỉnh này không có gì để lo lắng.

Bởi ngay từ đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã khẳng định sẽ giữ ổn định và nếu có phải điều chỉnh cũng không quá 2%. Như vậy, điều chỉnh 1% lúc này vẫn nhất quán với tuyên bố trước đó. Chọn thời điểm này cũng hợp lý vì tỷ giá đã "nhấp nhổm" liên tục cả tháng qua, rất nhiều phiên, giá USD được đẩy lên kịch trần. Nếu không điều chỉnh kịp thời, tâm lý kỳ vọng tăng tỷ giá sẽ được giới đầu cơ lợi dụng tung tin đồn nhằm trục lợi. Về phía mình, NHNN cũng đã giải thích điều chỉnh tỷ giá lúc này nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Lý do này là thuyết phục. Xét về cung -  cầu ngoại tệ, đây là thời điểm thuận lợi để NHNN giữ ổn định tỷ giá khi dự trữ ngoại hối lớn, nền kinh tế đang xuất siêu, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng, kiều hối chảy về nhiều... Nói cách khác, NHNN không hề chịu áp lực tăng tỷ giá, họ không thiếu ngoại tệ. Ngược lại, đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu đang chạy nước rút để hoàn thành kế hoạch năm, tăng tỷ giá góp phần hỗ trợ kịp thời để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, giải phóng hàng tồn kho. Tóm lại, tỷ giá được điều chỉnh trong biên độ đã định với lý do chính đáng, nên không phải lo lắng rồi mua "đô", mua vàng và tự đẩy mình vào bẫy tâm lý đầy rủi ro.

Trái ngược tình trạng hốt hoảng bán tháo chứng khoán khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-891 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng biển Việt Nam hồi đầu tháng 5. Hôm qua, sau khi có thông tin xuất hiện giàn khoan thứ 2 của nước này kéo ra biển Đông, rất nhiều nhà đầu tư trong nước đã thực hiện mua vào cổ phiếu khi có tín hiệu giảm. Thị trường đã bị các nhà đầu tư nội "bắt bài", không thể thực hiện một phiên giảm điểm có chủ đích như chờ đợi của giới đầu cơ. Sau bài học từ việc bán rẻ mua đắt lần trước, khối nội đã tỉnh táo hơn trong việc xử lý các thông tin được đưa ra thị trường. Đây là điều cần thiết để bảo vệ hầu bao của chính mình.

Tương tự, sau khi tăng nóng vào buổi sáng, chiều qua tỷ giá đã hạ nhiệt trở lại. Tất nhiên trong vài ngày tới, tỷ giá sẽ còn biến động trước khi thiết lập một mặt bằng giá mới, ổn định. Vấn đề là phải kiểm soát thật chặt để không xảy ra tình trạng lợi dụng việc điều chỉnh tỷ giá để bán ngoại tệ vượt trần cho doanh nghiệp; phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng về ngoại tệ của doanh nghiệp, người dân. Chỉ có như vậy mới tạo niềm tin cho họ về những tuyên bố của NHNN.

Ngoài ra, tại diễn đàn đầu tư tổ chức hôm qua tại TP.HCM, các quỹ đầu tư đang hoạt động tại VN cũng khẳng định, các nhà đầu tư ngoại đánh giá cao thị trường nội địa... Vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan không hề ảnh hưởng đến việc nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào thị trường VN. Vì thế, tại sao chúng ta lại bị tác động đến tâm lý, tạo cơ hội cho giới đầu cơ “tạo sóng” trục lợi?

Nguyên Khanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.