Các ông bố bà mẹ thường hay đưa điện thoại di động (ĐTDĐ) cho con nhỏ chơi để chúng bớt quấy khóc. Tuy nhiên, người lớn cần cân nhắc thay đổi thói quen có vẻ không tốt này.
tin liên quan
Trẻ mới sinh đến 12 tuổi cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?Trẻ con chào đời, điều nhiều bà mẹ quan tâm nhất là hoạt động ngủ, đặc biệt là thời lượng ngủ.
Tiến sĩ Philip Chadwick, Chủ tịch Ủy ban an toàn châu Âu về trường điện từ, đưa ra lời khuyên rằng các bậc cha mẹ nên hạn chế để con trẻ tiếp xúc với thiết bị di động.
"Tôi không tìm thấy bất kỳ lý do quan trọng nào để cho phép con trẻ sử dụng ĐTDĐ, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Nên cha mẹ nào nghi ngại sóng điện từ ảnh hưởng đến con cái thì hoàn toàn có thể kiểm soát tình hình", tiến sĩ Philip nói.
"Tôi không tìm thấy bất kỳ lý do quan trọng nào để cho phép con trẻ sử dụng ĐTDĐ, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Nên cha mẹ nào nghi ngại sóng điện từ ảnh hưởng đến con cái thì hoàn toàn có thể kiểm soát tình hình", tiến sĩ Philip nói.
|
Theo tiến sĩ Philip, mô của trẻ khác với người lớn. Cụ thể là mô của chúng có nhiều nước hơn nên dễ hấp thu sóng vô tuyến. Mà điều đó lại không hề tốt cho con nhỏ.
Tuy nhiên, tiến sĩ này cũng cho rằng các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng về chuyện tiếp xúc trường điện từ của con trẻ, miễn đừng để ĐTDĐ quá gần với đầu hoặc cơ thể của chúng, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.
Nói chung, nên đặt ĐTDĐ càng xa trẻ càng tốt. Bố mẹ nào lo lắng con trẻ bị phơi nhiễm trường điện từ thì tốt nhất đừng để chúng sử dụng hoặc chơi ĐTDĐ.
tin liên quan
Cách đơn giản ngừa bệnh ở trẻ sơ sinhThời tiết chuyển mùa, trẻ sơ sinh dễ bị mắc bệnh do hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa đủ mạnh. Tuy nhiên có một phương thuốc đơn giản có thể làm tại nhà giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.
Tuy vậy, Health.com chia sẻ rằng các ông bố bà mẹ trong thời gian rảnh rỗi nên cất bớt điện thoại cũng như thiết bị di động nói chung để dành thời gian chơi đùa cùng con trẻ. Nếu không thì bố mẹ nên vừa dùng điện thoại vừa trò chuyện với con về những hình ảnh, câu chuyện có trong chiếc điện thoại đó.
tin liên quan
Cầm muỗng chơi, em bé bị đâm rách thực quảnCầm chiếc muỗng chơi, bé gái 16 tháng tuổi bị xốc muỗng, đâm rách toạc thực quản dài 7 cm.
Bình luận (0)