Có ý kiến cho rằng việc chi một số tiền lớn chỉ để biết thứ hạng thành tích đọc hiểu, toán và khoa học của học sinh VN so với các nước khác trên thế giới là một việc làm lãng phí. Vấn đề thật sự nằm ở đâu?
Chỉ tập trung vào kết quả xếp hạng là chưa đủ
PISA là một cuộc khảo sát nhiều khía cạnh có liên quan của một hệ thống giáo dục, được thiết kế để thu thập thông tin trên một mẫu có tính đại diện học sinh (HS) ở lứa tuổi 15. Khảo sát này không chỉ thu thập thông tin về mức độ thành thạo một số lĩnh vực như đọc hiểu, khoa học hay sử dụng công nghệ. Ngoài các thông tin cơ bản trên, khảo sát PISA còn thu thập các thông tin về phẩm chất phi học thuật của HS, bối cảnh gia đình, thông tin về môi trường học đường, chất lượng giáo viên, đặc thù quản trị của các trường có HS tham gia khảo sát này. Do vậy, PISA không chỉ đơn giản là một kỳ thi thông thường để đo mức độ thành thạo của HS trong một số lĩnh vực nhất định.
tin liên quan
Học sinh Việt Nam xếp thứ 8/72 nước về khoa họcOECD - Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới, vừa công bố kết quả của các nước tham gia PISA 2015. Theo đó, học sinh Việt Nam xếp thứ 8 trên tổng số 72 nước tham gia đánh giá về lĩnh vực khoa học.
Mục tiêu của khảo sát là đánh giá hiệu quả các chính sách giáo dục và tác động của các yếu tố phi học thuật, các yếu tố bối cảnh giáo dục tới mức độ thành thạo một số lĩnh vực của HS. Với cách thu thập số liệu rất công phu, thông tin từ khảo sát PISA có thể cho ta thấy một bức tranh tương đối tổng thể về giáo dục phổ thông. Việc chỉ tập trung vào kết quả xếp hạng ở cấp độ quốc gia mà bỏ qua việc sử dụng các thông tin hữu ích về bối cảnh giáo dục quyết định thành quả học tập của HS là một sự lãng phí thông tin.
Tất nhiên, khảo sát PISA cũng không tránh khỏi sự phê phán của một số nhà nghiên cứu cũng như cộng đồng. Quan ngại lớn nhất của giới nghiên cứu khoa học giáo dục với PISA là xu hướng giản tiện hóa mục tiêu giáo dục thành mục tiêu tạo ra những con người có thành tích tốt qua các kỳ thi. Tuy nhiên, nếu các kỳ thi được xây dựng và tổ chức tốt, kết quả thi có thể có giá trị trong việc dự đoán khả năng thành công của thí sinh trong các môi trường giáo dục, trong sự nghiệp cũng như cuộc sống. Kết quả khảo sát ở cấp độ đơn vị hành chính hay quốc gia do vậy cũng có thể là một dự báo về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội đó trong tương lai. Với lý do đó, kết quả khảo sát PISA vẫn được nhiều hệ thống giáo dục sử dụng như một cách để hiểu rõ hơn một phần hiện trạng giáo dục của nước mình và ra một số quyết định chính sách. Ví dụ như Đức đã có những thay đổi chính sách giáo dục cụ thể sau khi nhận thấy kết quả thi PISA của HS nước họ không được như kỳ vọng sau lần tham gia đầu tiên.
tin liên quan
Báo Mỹ lý giải 'bí ẩn' học sinh VN đạt điểm cao trong các cuộc thiViệt Nam (VN) là một nước có thu nhập thấp nên việc học sinh VN lại đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quốc tế đã trở thành 'hiện tượng bí ẩn' đối với các nhà khoa học Mỹ.
Đưa ra những chính sách giáo dục phù hợp
Nếu sử dụng được tốt các thông tin này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về một vài khía cạnh quan trọng của toàn bộ hệ thống giáo dục.
Hướng khai thác số liệu đầu tiên là có thể tìm hiểu sâu hơn về mức độ thành thạo đọc hiểu, toán học, khoa học cũng như môi trường giáo dục của HS ở cấp độ các đơn vị giáo dục. Nếu kết quả cho thấy trình độ trung bình của HS một trường hoặc cả nước thấp hơn so với kỳ vọng, chúng ta có thể đưa ra những chính sách để cải thiện hiệu quả giảng dạy, học tập.
Hướng khai thác số liệu thứ hai là hướng sử dụng các công cụ thống kê đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về giáo dục và phân tích hiệu quả chính sách giáo dục. Những mô hình này cho phép chúng ta trả lời các câu hỏi có tính nguyên nhân, kết quả cũng như có ý nghĩa chính sách quan trọng hơn.
tin liên quan
11 nước nào có hệ thống trường học tốt nhất thế giới?Phần Lan được công nhận là quốc gia có hệ thống trường học tốt nhất thế giới. Khu vực châu Á có Nhật Bản, riêng ở Đông Nam Á có đại diện duy nhất là Singapore. Bảng xếp hạng do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố.
Những phân tích và ví dụ trên đây cho thấy, việc có nên tham gia khảo sát PISA trong các năm tiếp theo hay không phụ thuộc vào việc có thể sử dụng hiệu quả các kết quả mà khảo sát này cung cấp hay không.
Nếu có thể sử dụng hiệu quả các thông tin do PISA cung cấp để hiểu rõ hơn bức tranh tổng thể của giáo dục VN và đưa ra được những chính sách cũng như có những hành động hiệu quả và thiết thực, việc tiếp tục tham gia khảo sát PISA là một việc nên làm nếu kinh phí cho phép.
Còn nếu chỉ dừng lại ở việc xem xét thứ hạng về đọc hiểu, toán và khoa học của HS VN ở lứa tuổi 15 ở đâu so với thế giới, việc bỏ ra hàng triệu USD cho một kết quả bề nổi như vậy có thể là một việc làm lãng phí.
Khảo sát PISA giống như là một cỗ máy thí nghiệm hiện đại và có thể tiến hành được rất nhiều thí nghiệm phức tạp và quan trọng. Nếu có đủ nguồn lực chuyên môn để tận dụng được tất cả các tính năng kỹ thuật của cỗ máy đó, chúng ta có thể thu lượm được nhiều kết quả quan trọng và có thể đưa ra được nhiều quyết định chính sách thiết yếu từ các phân tích số liệu của khảo sát này. Ngược lại, nếu chúng ta không có đủ nguồn lực để khai thác hiệu quả các tính năng kỹ thuật mạnh mẽ và có ý nghĩa của khảo sát này, việc phải bỏ ra một số tiền lớn chỉ để thu lại được một vài kết quả bề nổi sẽ là một sự phung phí nguồn lực.
tin liên quan
Quốc gia nào có chi phí du học rẻ và đắt nhất thế giới?Bên cạnh việc xếp hạng top
200 trường đại học hàng đầu, Times Higher Education cũng vừa đưa ra danh sách các nước
có chi phí học tập đắt và rẻ nhất trên thế giới.
Bình luận (0)