Có thể đặt tiền đảm bảo để không bị tạm giam

12/07/2017 09:20 GMT+7

Theo dự thảo, người bị bắt có thể đặt tiền bảo đảm để không bị tạm giam. Số tiền có thể từ 30 đến 200 triệu đồng tùy mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân...

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện KSND tối cao và TAND tối cao vừa xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại điều 122 của bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Theo dự thảo thông tư liên tịch, người bị bắt có thể đặt tiền bảo đảm để không bị tạm giam. Tùy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo mà các cơ quan tố tụng có thể quyết định cho họ hoặc người thân của họ đặt tiền bảo đảm để không bị tạm giam.
Số tiền đặt để bảo đảm căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân bị can, bị cáo và khả năng tài chính của họ, đặc biệt là những người dưới 18 tuổi hoặc có nhược điểm về tâm thần, thể chất.
Theo đó, với tội phạm ít nghiêm trọng, số tiền phải đặt là 30 triệu đồng, tội phạm nghiêm trọng là 100 triệu đồng, tội phạm rất nghiêm trọng là 200 triệu đồng. Mức tiền này có thể giảm nếu bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, người dưới 18 tuổi, người bị tâm thần, người đủ 70 tuổi trở lên, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi...

tin liên quan

Giám định tư pháp không thể vô thời hạn
Do “chờ kết quả giám định tài chính”, cơ quan tố tụng tỉnh Cà Mau phải tạm đình chỉ điều tra một loạt 16 bị can trong vụ án tham nhũng khởi tố từ 8 năm trước. Chung quanh vấn đề này, Phó viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM Nguyễn Thanh Sơn (ảnh) đã trả lời phỏng vấn PV Thanh Niên.
Dự thảo cũng nêu rõ, thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.
Dự thảo cũng nêu rõ các trường hợp không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, gồm: bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.