Kali được bổ sung từ chế độ ăn uống còn giúp hạ huyết áp vì huyết áp cao dễ gây đột quỵ và bệnh tim.
Ổn định lượng đường trong máu là một công dụng khác của kali. Thiếu chất này sẽ khiến lượng đường trong máu sụt giảm, từ đó gây đổ mồ hôi, suy nhược, đau đầu, căng thẳng. Đây là một trong những lý do bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích giữ mức kali của họ bình thường, để giảm nguy cơ đột biến về lượng đường glucose trong máu.
tin liên quan
Một sản phụ chết tại Bệnh viện Đa khoa Phú QuốcGiảm rối loạn cơ bắp. Kali cần thiết cho sự co giãn cơ thường xuyên. Hầu hết các ion kali trong cơ thể đều nằm trong những tế bào cơ và điều này giúp duy trì tối ưu chức năng cơ cũng như hệ thần kinh, theo trang tin Healthline. Ngoài ra, kali còn giúp ngăn ngừa chứng chuột rút cơ và ở chân.
Kali có tác dụng trung hòa các a xít khác nhau trong cơ thể, giúp giữ lại và bảo quản canxi, từ đó làm tăng sức mạnh và độ bền của xương. Các chuyên gia cho rằng ăn nhiều trái cây và rau quả giàu kali đem lại mật độ khoáng chất cao hơn trong xương.
Tăng cường sức khỏe tim mạch và chức năng thận là những lợi ích khác của kali. Không chỉ bảo vệ tim, kali còn giúp hỗ trợ thận loại bỏ chất thải thông qua quá trình bài tiết. Ăn trái cây và rau củ giàu kali giữ cho tim và thận khỏe mạnh.
tin liên quan
Bé gái té ngã bị cây bút bi đâm thủng màng phổiMột lợi ích cho sức khỏe khác của kali là duy trì cân bằng chất lỏng tối ưu trong cơ thể. Có nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể đòi hỏi sự cân bằng chất lỏng thích hợp để hoạt động hiệu quả. Và kali hỗ trợ các tế bào này trong việc điều chỉnh cân bằng chất lỏng.
Thiếu kali có thể dẫn đến suy nhược, mệt mỏi và táo bón. Điều này có thể gây tê liệt cơ thể và suy hô hấp.
Nạp bao nhiêu kali một ngày? Các chuyên gia khuyên người trưởng thành bổ sung 4.700 mg kali mỗi ngày.
Để tăng kali trong cơ thể, hãy dùng thức uống điện giải như nước muối, nước dừa, nước cam, nước ép nam việt quất, nước gừng, nước ép dưa hấu, nước muối và nước đường, sinh tố dâu, đồ uống hạt chia và nước ép dưa leo. Nếu bạn đang tập thể dục với cường độ cao hoặc làm việc vài giờ ngoài trời thì cách nhanh chóng để tăng mức độ kali là uống thức uống điện giải.
tin liên quan
Ngoạn mục ca điều phối, ghép tim xuyên Việt thành côngĂn chuối 1 - 2 lần/ngày để giữ mức kali bình thường trong cơ thể ổn định. Chuột rút cơ bắp là triệu chứng phổ biến của lượng kali thấp trong cơ thể. Một quả chuối cỡ trung bình chứa 422 mg kali. Vì vậy, hãy ăn chuối mỗi ngày để ngăn ngừa chuột rút cơ bắp.
Ăn món rau trộn 2 lần/ngày. Rau trộn thường gồm xà lách, cà chua, cải bó xôi và dưa leo nên giàu kali. Những loại rau này chứa từ 100 - 190 mg kali; cà chua và cà rốt có hàm lượng kali cao nhất.
Uống 3 ly sữa mỗi ngày giúp bạn có được khoảng 1/4 lượng kali cần thiết trong ngày.
Ăn sữa chua ít chất béo cũng là cách nạp thêm kali vào chế độ ăn uống. Rau xanh, đậu nành và đậu trắng là những thực phẩm có hàm lượng cao kali.
Bình luận (0)