Sau câu trả lời của ông Hoàng Khải, Chủ tịch tập đoàn Khaisilk, trên báo Thanh Niên, nhiều bạn đọc khá bức xúc và phản hồi rằng đây là sự ngụy biện. Bạn Lê Minh (Lâm Đồng), viết: “Ông này ngụy biện quá. Các thương hiệu lớn dù có đặt hàng ở Trung Quốc thì hàng mang thương hiệu của họ như Apple, Sony, Adidas, Nike, Zara, H&M vẫn ghi rõ xuất xứ "Made in China". Còn ông thì cắt mác xuất xứ, gắn mác "Made in Vietnam" thì rõ ràng là lừa đảo khách hàng một cách có hệ thống ròng rã 30 năm nay. Tội này là tội hình sự: lừa đảo có tổ chức và trên quy mô lớn, làm hàng giả giống VN Pharma đấy ông ạ”.
Còn bạn tên Lê tại TP.HCM nêu câu hỏi: “Nay bị phát hiện nên mới chịu thu hồi, vậy còn các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc bán từ trước giờ không biết có được thu hồi không?”…
Chuyên gia marketing Lê Phụng Hào nhận xét, có những thương hiệu lớn toàn cầu vẫn gia công sản xuất hàng ở các nước khác nhau. Khi đó sản phẩm sẽ mang nhãn mác thể hiện nơi sản xuất ngoài xuất xứ thương hiệu là chuyện bình thường. Vấn đề quan trọng là các thương hiệu đó phải thông tin rõ ràng cho khách hàng biết để không gây nhầm lẫn và nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp là một thương hiệu Việt Nam nhưng sản phẩm có gắn thêm nhãn xuất xứ từ Trung Quốc thì doanh nghiệp phải giải thích cụ thể hơn. Còn ở đây, khi bị cắt hết nhãn xuất xứ để thay bằng nhãn mới là lừa đảo khách hàng. Điều này đã khiến niềm tin của người dùng vào một thương hiệu Việt bị mất đi. Chắc chắn niềm tin không còn thì nhiều người sẽ từ bỏ mua hàng là dễ hiểu. Một hệ lụy khác là từ đó cũng khiến niềm tin của người dùng vào những thương hiệu Việt khác bị giảm sút.
Cần xử phạt nặng
|
Tuy nhiên theo bà Phan Thị Việt Thu, lỗ hổng trong quy định của Việt Nam là để khiếu kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, người dùng phải chứng minh được sản phẩm đã gây nguy hại như thế nào. Điều đó càng khó chứng minh khi những người đã mua chiếc khăn lụa từ nhiều năm trước.
“Biết bao nhiêu khách hàng đã mua khăn lụa Khaisilk sử dụng từ xưa đến nay thì không thể chứng minh được thiệt hại. Đặc biệt sản phẩm này nếu có độc hại cũng không có dấu hiệu rõ ràng. Chỉ hiện nay với những ai đã mua mà chưa sử dụng thì có thể yêu cầu trả lại hàng để lấy tiền. Thế nhưng với việc làm của Khaisilk thì cơ quan quản lý nhà nước phải có biện pháp xử lý thích đáng. Trước mắt, tôi cho rằng mức phạt hành chính phải cao để mang tính răn đe cho các doanh nghiệp khác để làm ăn đàng hoàng hơn, không xảy ra chuyện cố tình lừa gạt khách hàng”, bà Phan Thị Việt Thu nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu đánh giá hành vi kinh doanh của Khaisilk là sai hoàn toàn. Ông phân tích: Hàng Trung Quốc, nhập về Việt Nam bán lại cắt mác, dán “Made in Vietnam” dưới thương hiệu lụa Khaisilk, là hành vi cố ý lừa dối người tiêu dùng. Người Việt không muốn dùng hàng ngoại, đặc biệt là hàng Trung Quốc nên mới tin tưởng và ủng hộ lụa Khaisilk. Thế nhưng họ phải mua hàng giả bao nhiêu năm nay, vậy chỉ lời xin lỗi của ông chủ Hoàng Khải là chưa đủ. Chưa nói đến, đây là thương hiệu lớn, đại diện cho các doanh nghiệp Việt đưa hàng Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hàng Việt trong mắt bạn bè thế giới. Từ đó nhiều người nước ngoài cũng sẽ băn khoăn khi chọn mua các sản phẩm Việt, ngay cả ở các thương hiệu lớn. Điều này sẽ gây thiệt hại rất nhiều đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt.
“Lừa người tiêu dùng trong thời gian 30 năm, với số lượng khăn bán ra lớn như vậy, có đủ yếu tố để thương hiệu này bị khởi tố hình sự. Nhà nước phải xử thật nghiêm để làm gương cho các doanh nghiệp khác”, luật sư Hậu nói.
tin liên quan
Khaisilk thừa nhận 50% khăn lụa là hàng Trung QuốcMấy ngày nay, cộng đồng mạng và rất nhiều khách hàng của thương hiệu Khaisilk vừa băn khoăn lẫn bất bình khi một sản phẩm của công ty này bán ra bị phát hiện có tới 2 nhãn mác là 'KHAISILK - Made in Việt Nam' và 'Made in China'.
Bình luận (0)