Cơ trưởng máy bay King Air kể lại sự cố 'hạ cánh bằng bụng'

26/11/2013 10:15 GMT+7

(TNO) Cơ trưởng Nguyễn Ngọc Chấn đã đi làm trở lại bình thường sau sự cố máy bay King Air của Vasco không bung được càng, phải hạ cánh bằng "bụng" chiều qua (25.11).


Máy bay King Air số hiệu VN-B594 của Vasco trước khi gặp sự cố "hạ cánh bằng bụng" - Ảnh: Vasco

Trao đổi với Thanh Niên Online, cơ trưởng Chấn cho biết, chuyến bay sáng 25.11 của King Air 200 số hiệu VN-B594 từ sân bay Liên Khương (Đà Lạt) vẫn diễn ra bình thường, nhưng buổi chiều xảy ra sự cố. “Nhiều sự cố trong nghề bay xảy ra không biết trước được”, ông Chấn nói.

Vị cơ trưởng năm nay 59 tuổi, bắt đầu nghề bay từ năm 1977, với riêng loại máy bay King Air ông có kinh nghiệm bay từ năm 1993. Cơ phó Lương Ngọc Thắm cũng đã có tuổi bay kinh nghiệm hơn 10 năm.

Là người trực tiếp điều khiển máy bay hạ cánh, ông Chấn kể, khi hạ cánh thấy trạng thái máy bay thay đổi, tốc độ lớn hơn bình thường và nghiêng. Máy bay chạm đường băng có tiếng lịch kịch, tổ bay đã phán đoán tình huống và xử lý bằng cách giảm tốc độ. Sự việc xảy ra rất nhanh, bụng máy bay quẹt xuống đường băng, máy bay trượt một đoạn dài thì dừng.

Ngay khi máy bay hạ cánh và dừng lại, ông Chấn đã kêu gọi 8 người còn lại trên máy bay mở cửa nhanh chóng xuống đất, ông tắt máy và rời máy bay sau cùng. Một số người ngồi phía sau hơi hoảng hốt khi sự cố xảy ra, nhưng đã được trấn an bình tĩnh trở lại.

Công tác cứu nạn được lực lượng sân bay triển khai nhanh chóng, từ việc huy động lực lượng an ninh, phòng cháy chữa cháy sân bay. Máy bay sau hạ cánh đã được hút hết xăng để tránh cháy nổ.

Cơ trưởng từng gặp sự cố "xả càng không ra"

“Đây là sự cố may mắn, vì bình thường lực ma sát của bụng máy bay chà

 
Đây là sự cố may mắn, vì bình thường lực ma sát của bụng máy bay chà xuống dễ bốc lửa. Nhưng do phán đoán được tình huống, chúng tôi khống chế tốc độ chạm đất nhỏ nhất, lướt xuống để giảm lực ma sát, tốc độ khi máy bay chà bụng xuống đường băng còn khoảng 170  - 180 km/giờ, máy bay vẫn hạ thẳng trục đường băng
Cơ trưởng Nguyễn Ngọc Chấn
xuống dễ bốc lửa. Nhưng do phán đoán được tình huống, chúng tôi khống chế tốc độ chạm đất nhỏ nhất, lướt xuống để giảm lực ma sát, tốc độ khi máy bay chà bụng xuống đường băng còn khoảng 170  - 180 km/giờ, máy bay vẫn hạ thẳng trục đường băng”, ông Chấn kể lại. “Trong bài bay có nhiều tình huống xử lý sự cố, như biết được máy bay không xả được càng, sân bay phải rải bọt hoặc máy bay phải hạ cánh xuống bãi cát. Trường hợp này gần chạm mặt đất hạ cánh thì máy bay quẹt bụng xuống, kiểm tra lại chúng tôi xác định có thể là càng không xả, hoặc vì lý do chạm lực nào đó nên càng thu lại, nhưng kết luận chính xác còn phải qua quá trình điều tra”, ông Chấn chia sẻ.

Trong sự nghiệp hơn 30 năm nghề bay, cơ trưởng Nguyễn Ngọc Chấn cũng từng gặp sự cố một lần xả càng không ra tại sân bay Cam Ranh nhưng đã xử lý được và máy bay hạ cánh bình thường. Cũng theo vị cơ trưởng 59 tuổi này, quan trọng nhất trong nghề khi phát hiện sự cố là sự bình tĩnh của phi công.

Theo thông tin từ Vietnam Airlines, công ty mẹ của Vasco, chuyến bay xuất phát từ Đà Lạt (Lâm Đồng) hạ cánh xuống Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) lúc 16 giờ 20 chiều 25.11 đã không hạ được càng.

Máy bay King Air 200 xuất xưởng năm 1989, được bảo dưỡng lần cuối theo kế hoạch vào ngày 29.8.2013 tại Vasco. Máy bay này chỉ được sử dụng vào các mục đích hàng không chung như bay tiêu chuẩn, tìm kiếm cứu nạn…

Mai Hà

>> Máy bay không hạ được càng khi hạ cánh
>> Cục Hàng không kết luận ban đầu vụ máy bay ATR 72 rơi bánh
>> Máy bay King Air của Vietnam Airlines gặp sự cố khi hạ cánh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.