Vào cuối Chiến tranh Lạnh, Ukraine vẫn còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân thời Liên Xô và là nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Năm 1994, Ukraine đồng ý giải trừ kho vũ khí này khi ký vào thỏa thuận với Mỹ và Nga để đổi lại được đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.
Hôm 25.4, các hạ nghị sĩ của hai đảng tại Mỹ giới thiệu nghị quyết tái khẳng định lập trường rằng Ukraine nên được khôi phục lãnh thổ như được quốc tế công nhận vào năm 1991, gồm các vùng Crimea, Donbass, Kherson và Zaporizhzhia, những nơi mà Nga đã tuyên bố sáp nhập bất chấp sự phản đối của Kyiv.
Nghị quyết còn nhấn mạnh rằng Mỹ phải làm việc cùng các đồng minh và đối tác để đảm bảo Nga bồi thường cho Ukraine, đồng thời vận động cộng đồng quốc tế hỗ trợ khôi phục Ukraine, theo đại sứ Mỹ tại Kyiv Oksana Markarova.
“Cần một sự dũng cảm to lớn để công khai thừa nhận những sai lầm trong quá khứ. Nghị quyết của Hạ viện là rõ ràng: thật không may là Mỹ, cùng với các nước phương Tây khác, đã khuyến khích Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân và các vũ khí khác để đảm bảo an ninh và ổn định tại khu vực được che chở. Đây là chính sách sai lầm bị kẻ xâm lược diễn dịch sai và dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn tại châu Âu”, ông Podolyak viết trên Twitter.
Theo vị cố vấn, cách duy nhất để đảm bảo an ninh tại châu Âu giờ đây là tôn trọng luật quốc tế, giành lại các vùng lãnh thổ cho Ukraine, đưa tội phạm chiến tranh ra công lý và kết nạp Ukraine vào NATO.
Trong tháng này, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng thừa nhận vai trò cá nhân trong cuộc xung đột tại Ukraine vì ông đã thuyết phục Kyiv từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Ông Clinton phát biểu với đài RTE của Ireland rằng “Không ai tin rằng Nga lại thực hiện trò này nếu Ukraine vẫn còn vũ khí (hạt nhân) của họ”, và cho biết Ukraine từng lo sợ khi từ bỏ những vũ khí đó.
Bình luận (0)