• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Cơm rượu ngày xuân

31/01/2019 20:32 GMT+7

Cơm rượu là loại thức ăn có cồn được chế biến từ gạo nếp bằng cách dùng gạo nếp nấu chín thành xôi, để nguội và ủ với men rượu.

Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết Nguyên đán, mẹ tôi dành vài ba lon nếp vừa mới thu hoạch vụ đông xuân để làm thẩu cơm rượu cho cả nhà. Với mẹ, đây như một liệu pháp để bảo vệ sức khỏe gia đình.
Để có thẩu cơm rượu thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn nhưng theo mẹ, công đoạn nấu cơm nếp là quan trọng nhất. Nếu cơm nếp nấu quá khô, thẩu cơm rượu sẽ không tiết ra được nhiều nước rượu. Nếu nấu quá nhão thì viên cơm rượu không được săn chắc, sẽ bị rã ra, mất ngon.
Đầu tiên, lấy nếp đem vo và cho vào nồi cơm điện, nấu chín thành cơm. Cơm chín, xới và đổ ra cái mâm có lót lớp lá chuối thành lớp mỏng, để thật nguội rồi vò thành từng viên tròn cỡ bằng cổ tay người lớn. Hoặc đem cơm nếp nấu chín đổ ra mâm, nghè cứng lại rồi cắt từng miếng theo hình chữ nhật, đem ủ với men rượu.
Men rượu mua về đem giã và rây thật nhuyễn rồi ủ với cơm nếp theo tỷ lệ: 1 kg nếp khoảng 15 viên men nhỏ.
Cho vào cái thẩu thủy tinh, xếp viên hoặc miếng cơm nếp thành từng lớp, cứ mỗi lớp lại rắc một chút men, làm như thế khi nào đầy thẩu mới đậy nắp kín lại. Ủ khoảng 3 ngày mở ra thăm chừng, nếu mùi men rượu tỏa ra thơm phức, viên cơm rượu đã mềm, nước rượu đã tiết ra vừa phải ở dưới thẩu là dùng được, nếu không ủ thêm thời gian. Mỗi lần thưởng thức, cứ múc cả nước lẫn cái ra tô hoặc chén ăn rồi đậy nắp kín lại.
Theo tài liệu Nam dược, sự kết hợp giữa xôi nếp và bánh men qua quá trình ủ tạo ra hương vị thơm ngọt, có tác dụng làm ấm tì vị, thăng khí, trừ đàm, trừ thấp, nên món cơm rượu dễ làm cho tinh thần con người phấn chấn và giúp tăng sức đề kháng.
 
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.