US Magazine đưa tin ngày 3.6, khi cặp đôi này trở thành Công tước và Nữ công tước xứ Sussex vào ngày 19.5 vừa rồi, con cái tương lai của họ có thể sẽ không kế thừa tước hiệu hoàng gia của cha mẹ mình.
Trong quá khứ, tước hiệu Công tước xứ Sussex chỉ được truyền lại cho những người thừa kế là nam. Điều đó có nghĩa là con trai của Harry và Meghan sẽ kế thừa tước hiệu này, nhưng con gái của họ thì không chắc chắn. Nếu trường hợp cặp đôi mới của Hoàng gia sinh một bé gái, có thể tước hiệu Công tước xứ Sussex sẽ bị bỏ trống.
|
Tuy nhiên, các nguyên tắc về người kế thừa có thể sẽ được thay đổi, giống như các quy tắc khác trong quá khứ. Ví dụ, một sự thay đổi trong luật Thừa kế vào năm 2011 đảm bảo rằng con đầu của Hoàng tử William và Nữ công tước Kate sẽ đứng thứ ba trong hàng thừa kế ngai vàng (sau ông nội Charles và cha mình, Hoàng tử William) bất chấp giới tính.
Đạo luật Kế vị vương miện năm 2013 cũng thay đổi các quy tắc kế thừa và kết quả là Hoàng tử Louis (sinh ngày 23.4) vẫn được phong tước. Theo luật của Hoàng gia Anh trước năm 2012, cậu bé này đáng lẽ chỉ được phong là Huân tước. Vào năm 1917, Vua George V đã đặt ra một quy tắc nghiêm ngặt vì không muốn có quá nhiều hoàng tử. Theo quy tắc, chỉ có con trai của vua, cháu trai đầu tiên (Hoàng tử George sinh năm 2013) và một người khác được cấp tước hiệu chính thức. Người khác này chính là Hoàng tử xứ Wales (hiện là Hoàng tử Harry). Ngoài ra, Nữ hoàng Anh lại tiếp tục quyết định cho phép phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong quyền kế vị ngai vàng.
Vào ngày 19.5, Hoàng tử Harry (33 tuổi) và và Nữ công tước Meghan (36 tuổi) đã kết hôn tại Nhà nguyện St George, Lâu đài Windsor trước 600 khách. Trong quá khứ, Nữ công tước mới đã luôn đề cập đến niềm đam mê của mình đối với việc đấu tranh cho quyền của phụ nữ.
Bình luận (0)