Cụ thể, Cục hành không cho biết tính đến ngày 31.1, tổng số tải cung ứng toàn mạng của các hãng hàng không Việt Nam trong giai đoạn cao điểm tết (từ ngày 30.1 - 4.3) là 5,1 triệu ghế, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2017. Trong số đó, tổng số tải cung ứng nội địa đạt 3,7 triệu ghế, tăng 7,5%; tổng tải cung ứng quốc tế đạt 1,4 triệu ghế, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
tin liên quan
Vietnam Airlines triển khai giá ưu đãi dịp Tết Nguyên đánTuy nhiên khảo sát thực tế trên trang web chính thức của các hãng hàng không cho thấy rất nhiều chặng thời gian trước và sau tết đã báo hết vé.
Đơn cử, từ chiều 30.1, vé chặng TP.HCM đi Huế của Vietnam Airlines (VNA) hạng phổ thông bay các ngày cao điểm, bắt đầu từ 26 âm lịch đã bán hết, chỉ còn số ít vé hạng thương gia giá hơn 4,1 triệu đồng/vé. Cũng từ ngày 23 âm lịch, các chuyến đi Thanh Hóa chỉ còn vé hạng thương gia giá gần 5,5 triệu đồng/vé.
Trong khi đó, thông tin từ Jetstar Pacific cho biết hiện nay lượng khách mua vé tết của hãng đang tăng cao. Trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương như Vinh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Chu Lai, Quy Nhơn, Tuy Hòa... gần như kín chỗ những ngày gần tết. Chiều ngược lại về TP.HCM những ngày sau tết cũng đã gần “chốt sổ”.
tin liên quan
Đề xuất tạm dừng thu phí vào sân bayĐại diện VNA cho rằng vé tết gồm 2 chiều cao điểm, đơn cử như chiều từ TP.HCM ra Hà Nội dịp trước tết và chiều ngược lại, từ Hà Nội vào TP.HCM dịp sau tết. Cục hàng không khi đưa ra con số thống kê nên chỉ rõ phương thức tính như thế nào, trong khoảng thời gian thống kê tính 1 chiều hay cả 2 chiều vé.
“Hiện số lượng vé bán ra thay đổi theo từng giờ. Thậm chí bản thân các hãng cũng không dễ dàng mà thống kê chính xác. Tổng cục thống kê nên cẩn trọng, cụ thể hơn khi đưa ra những con số, tránh gây tâm lý hoang mang cho khách hàng, dẫn đến trường hợp khách tưởng còn nhiều vé, vào đặt thì lại thấy các hãng thông báo đã bán hết”, vị này nói.
Bình luận (0)