• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Cơn lốc mua hàng trực tuyến của giới siêu giàu

20/12/2020 08:00 GMT+7

Nhà đấu giá Christie’s, trụ sở tại London (Anh), đã khởi động “Tuần lễ hàng xa xỉ” nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm qua mạng đang tăng ở mức kỷ lục sau thời gian dịch Covid-19 hoành hành.

"Tháng 11 và 12.2020, chúng tôi chứng kiến số lượt mua hàng trực tuyến tăng vọt lên gấp 200% so với cùng kỳ năm ngoái”, theo Hãng tin Bloomberg dẫn lời bà Caroline Ervin, người đứng đầu bộ phận thương mại điện tử của mảng nữ trang Christie’s. Trong năm 2019, Christie’s chỉ tổ chức 4 sự kiện bán hàng xa xí phẩm qua mạng trong tháng 11 và tháng 12, thu được khoảng 9,5 triệu USD. Năm nay nhà đấu giá của Anh dự kiến tổ chức tổng cộng 12 sự kiện trong dịp này, với tổng doanh thu lên đến 40 triệu USD, tức tăng đến 322%. “Chúng tôi chỉ đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của thị trường”, theo bà Ervin.
Chiếc túi Hermès “Himalaya” Birkin ở nhà Christie’s. Ảnh: Nhà Christie’s
Đối thủ cạnh tranh của nhà đấu giá Christie’s là Sotheby’s (trụ sở ở London) cũng đang triển khai hoạt động đấu giá trực tuyến mang tên “Lễ hội của những kỳ quan” cho tháng 12. Hiện Sotheby’s đã thu về hơn 150,5 triệu USD, cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. “Trong số này, 79,7 triệu USD đến từ các buổi đấu giá hàng trang sức, hơn gấp 9 lần so với tháng 12.2019, và 41,95 triệu USD (nhiều gấp 5 lần) nhờ vào việc bán đồng hồ siêu sang. Trong khi đó, 1stDibs, nền tảng trực tuyến cho đồ nội thất, mỹ thuật và nữ trang cao cấp, chứng kiến doanh thu tăng hơn 30% trong 10 tháng đầu năm 2020. Và trong 2 tháng cuối dẫn đến mùa lễ hội, doanh số càng tăng ở mức độ chóng mặt”, theo Giám đốc điều hành David Rosenblatt của 1stDibs, trụ sở ở TP.New York (Mỹ).
Không những số lần đấu giá trực tuyến gia tăng, mà mức trần về giá của các món hàng cũng được bứt phá một cách mạnh mẽ, vượt xa kỳ vọng của nhiều người. Trước năm 2020, Christie’s chỉ bán được một món hàng 80.000 USD trong phiên trực tuyến. Còn tính từ đầu năm đến nay, hãng đấu giá Anh đã ghi nhận 25 món bán được hơn 100.000 USD. Trong số này, một chiếc nhẫn kim cương 28,86-carat đổi chủ với giá 2,1 triệu USD. Còn tại 1stDibs, tổng giá trị hàng hóa cho các món hàng trên 100.000 USD đã tăng đến 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Giám đốc Rosenblatt buộc phải thừa nhận: “Mọi thứ chúng tôi bán đều được khách hàng mua tới tấp”.
Viên kim cương màu tím hồng cực hiếm 14,83-carat được nhà Sotheby’s chào bán ở Geneva, Thụy Sĩ trong tháng 12. Ảnh: Reuters 
Kể từ khi tình trạng phong tỏa trở thành hiện thực bất đắc dĩ tại nhiều quốc gia, giới kinh doanh hàng hóa cực xa xỉ đột nhiên phát hiện giới siêu giàu đang sẵn sàng mở rộng hầu bao hơn bao giờ hết. “Dường như chỉ sau 1 đêm, hành vi mua sắm đã thay đổi một cách chóng mặt”, ông Rosenblatt ghi nhận. Ở nhà Christie’s, khách hàng có thể tham gia cuộc đấu giá trực tuyến chiếc túi đắt nhất hành tinh, Hermès “Himalaya” Birkin làm bằng da cá sấu, với phụ kiện vàng trắng và kim cương, có giá khởi điểm từ 200.000 đến 250.000 USD; hoặc đồng hồ Patek Philippe sản xuất năm 1950, đính viên kim cương 18 carat, ước tính có giá từ 400.000 đến 600.000 USD.
Còn với Sotheby’s, khách hàng tiềm năng có thể tham gia đấu giá chiếc nhẫn kim cương giá từ 150.000 đến 200.000 USD. Nếu người nào thở dài tiếc nuối vì “chụp hụt” chiếc túi “Himalaya” Birkin ở Christie’s, họ hoàn toàn có thể quay lại vài ngày sau đó để cân nhắc chiếc túi phiên bản nhỏ hơn, và lần này do Sotheby’s bán đấu giá với mức giá dao động từ 260.000 đến 300.000 USD. Trước nhu cầu chưa từng thấy của giới siêu giàu, 1stDibs cũng mạnh dạn chào bán những món hàng có giá trị cao, như chiếc vòng cổ với viên kim cương vàng 35,31-carat, bao quanh là 47 viên kim cương khác, với giá 2,35 triệu USD. Và hầu như món nào càng đắt tiền thì càng có người sẵn sàng mua.
Top
Top